Bạn đang tìm một đơn vị uy tín thu gom chất thải nguy hại nói chung và chất thải y tế nói riêng thì hãy tìm đến công ty xử lý nước để trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Chất thải y tế là gì?
Chất thải y tế (CTYT) là loại chất thải phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, nghiên cứu… CTYT nguy hại là chất thải có các loại thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận, cơ quan, bơm, kim tiêm, vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất, chất phóng xạ… thường ở dạng rắn, lỏng, khí. CTYT được xếp là chất thải nguy hại, cần có phương thức lưu giữ, xử lý chất thải bỏ đặc biệt, có quy định riêng; gây hại sức khoẻ, an toàn môi trường hay gây cảm giác thiếu thẩm mỹ.
Rác sinh hoạt y tế là chất thải không được xếp chất thải nguy hại, không có khả năng gây độc, không càn lưu giữ, xử lý đặc biệt; là chất thải phát sinh từ các khu vực bệnh viện: giấy, plastic, thực phẩm, chai lọ…
Rác y tế (RYT) là phần chất thải y tế ở dạng rắn, không tính chất thải dạng lỏng và khí, đựơc thu gom và xử lý riêng.
Xem thêm : hệ thống xử lý nước thải nhà hàng
Phân loại chất thải y tế:
Chất thải y tế bao gồm các loại sau:
- Chất thải gây độc tế bào;
- Chất thải lâm sàng;
- Chất thải phóng xạ;
- Các bình chứa áp;
- Chất thải hóa học;
- Chất thải sinh hoạt.
Một mô hình về quy trình quản lý chất thải y tế được mô tả trong bảng sau :
Trách nhiệm | Các bước thực hiện | Mô tả/ Tài liệu liên quan |
---|---|---|
Nhân viên y tế (NVYT), bệnh nhân, người nhà bệnh nhân | Phân loại Cô lập chất thải | Xác định các nhóm chất thải y tế (xem phụ lục 01): • Chất thải lây nhiễm • Chất thải hoá học nguy hại • Chất thải phóng xạ • Bình chứa áp suất. • Chất thải thông thường. - Phân loại chất thải ngay sau khi phát sinh, thải bỏ và cô lập vào phương tiện thu gom phù hợp với từng loại chất thải theo quy định (xem phụ lục 01). - Tuyệt đối không cô lập chất thải sắc nhọn với các chất thải khác, không để lẫn chất thải lây nhiễm với chất thải thông thường, chất thải tái chế với các chất thải khác. |
NVYT chuyên trách xử lý chất thải tại khu vực phát sinh chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao | Xử lý ban đầu | Chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm có nguy cơ lây nhiễm cao: găng tay, lam kính, ống nghiệm, môi trường nuôi cấy, các dụng cụ lưu giữ các tác nhân lây nhiễm, bệnh phẩm, túi đựng máu... Phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải bằng phương pháp hấp ướt ở 121 0C trong thời gian 20 phút hoặc ngâm chất thải trong dung dịch Cloramin B 1- 2% hoặc Javen 1- 2% trong thời gian tối thiểu 30 phút. |
Điều dưỡng, hộ lý, nhân viên Công ty vệ sinh môi trường | Thu gom | - Nhân viên phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân: găng tay, khẩu trang, tạp dề khi thu gom chất thải. - Chất thải được thu gom vào các thùng túi theo đúng quy cách, mầu sắc quy định (xem phụ lục 01 và 02) - Chất thải sắc nhọn thu gom vào hộp kháng thủng mầu vàng có biển hiệu nguy hại sinh học và có dòng chữ ”không được đựng quá vạch này” - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi được xử lý ban đầu, thu gom vào túi nilon màu vàng như chất thải lây nhiễm |
Hộ lý các đơn vị, nhân viên công ty vệ sinh môi trường, Y công khu thu gom tập trung chất thải | Vận chuyển chất thải tới nơi thu gom chất thải tập trung | - Nhân viên vận chuyển chất thải phải mang quần áo bảo hộ, khẩu trang, gang tay trong suốt quá trình vận chuyển. - Vận chuyển chất thải từ nơi phát sinh chất thải đến nơi thu gom chất thải tập trung của bệnh viện bằng xe chuyên dụng, ít nhất mỗi ngày một lần và khi cần (xem phụ lục 02) - Phương tiện vận chuyển chất thải sau mỗi lần sử dụng được làm vệ sinh tại khu thu gom chất thải tập trung và lưu giữ tại nơi quy định của các đơn vị. |
Hộ lý các đơn vị, nhân viên công ty vệ sinh công nghiệp, Y công khu thu gom tập trung chất thải | Giao nhận chất thải | - Hộ lý tại các đơn vị/nhân viên công ty vệ sinh công nghiệp bàn giao chất thải cho Y công khu thu gom chất thải tập trung. Số lượng từng loại chất thải được ghi vào sổ bàn giao có đủ chữ ký người giao, người nhận theo theo mẫu BM.39.HT.01, BM.39.HT.02, BM.39.HT.03. |
Y công khu thu gom tập trung chất thải. | Lưu giữ tập trung chất thải | Chất thải được lưu giữ riêng từng loại tại nơi thu gom chất thải tập trung được thiết kế theo tiêu chuẩn quy định (xem phụ lục 02). - Nơi thu gom chất thải tập trung phải luôn có đủ phương tiện thu gom chất thải, vệ sinh tay, tắm rửa, phương tiện bảo hộ và vệ sinh cá nhân, hóa chất vệ sinh bề mặt (xem phụ lục 02). - Không lưu giữ chất thải trên sàn nhà. - Thời gian lưu giữ chất thải tối đa là 48 giờ. |
Y công khu thu gom tập trung chất thải. | Xử lý – Tiêu huỷ | Tái chế chất thải thông thường: theo Hướng dẫn tái chế chất thải (xem phụ lục 03) - Tái chế chất thải lây nhiễm: chất thải lây có thể sử dụng lại như bơm tiêm, dây truyền dịch v.v được khử khuẩn bằng phương pháp hấp ướt ở 1210C trong 20 phút. - Khử khuẩn hộp kháng thủng: Hộp thu gom chất sắc nhọn (bơm, kim tiêm) đươc khử khuẩn bằng dung dịch Javen 1% (xem phụ lục 03). - Xử lý chất thải phóng xạ: Chất thải phóng xạ sau khi chờ hết thời gian bán rã được xử lý như chất thải lây nhiễm (xem phụ lục 01). - Chất thải không tái chế được bàn giao cho Công ty môi trường đô thị để xử lý chôn lấp (với chất thải thông thường) và thiêu đốt (với chất thải lây nhiễm). Số lượng từng loại chất thải được ghi vào biên bản nghiệm thu khối lượng theo hợp đồng của Bệnh viện Bạch Mai với Công ty môi trường.. |
Phòng ĐD, Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Tổ Hành chính và KSNK, Tổ trưởng Tổ QLCT Khoa KSNK | Kiểm tra, giám sát | Phòng Điều dưỡng phối hợp với Tổ Hành chính và KSNK hướng dẫn kiểm tra, giám sát tuân thủ quy định quản lý chất thải y tế tại các đơn vị trong toàn bệnh viện - Tổ trưởng Tổ QLCT khoa KSNK: • Theo dõi số lượng chất thải được vận chuyển đi tiêu huỷ hàng ngày, xác nhận biên bản nghiệm thu theo hợp đồng của bệnh viện với công ty môi trường đô thị. • Kiểm tra, giám sát xử lý tái chế chất thải. • Hàng tháng tổng hợp số lượng chất thải và tình hình thực hiện quy định quản lý chất thải của từng đơn vị, báo cáo lãnh đạo khoa và đột xuất theo yêu cầu tổng hợp báo cáo Giám đốc bệnh viện về công tác quản lý chất thải y tế trong bệnh viện. - Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ: • Phối hợp với khoa KSNK và các Khoa, Phòng liên quan thực hiện kiểm tra quy định quản lý chất thải, ngăn chặn những đơn vị, cá nhân không có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, bán chất thải trong bệnh viện. Quản lý lượng chất thải vận chuyển ra ngoài bệnh viện. • Lập biên bản và thông báo những trường hợp vận chuyển chất thải không đúng quy định |
Bác sỹ KSNK, ĐD KSNK, | Thực hiện đào tạo lý thuyết | - Thực hiện đào tạo theo quy trình đào tạo (QT.44.HT). - BS và nhân viên KSNK tổ chức tập huấn; Quy định quản lý chất thải trong toàn bệnh viện cho các mạng lưới viên KSNK. - Đánh giá kết quả đào tạo trước và sau: tập huấn theo mẫu BM.44.HT.04. |
Trưởng khoa KSNK, Trưởng Phòng Hành chính quản trị | Trang bị phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải | - Khoa KSNK lập kế hoạch, tổ chức khảo sát và lập dự trù phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định cho tất các đơn vị trong |
Nguồn: bachmai.gov.vn