Xử lý nước thải nuôi tôm, tính đến hết tháng 10 năm 2016, giá trị xuất khẩu tôm của nước ta đạt 2,58 tỷ USD, đã tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2015. Đây là con số ấn tượng, nên biết rằng trong thời gian này nhiều quốc gia xuất khẩu tôm đang chìm vào khủng hoảng, như Ấn Độ, Indonesia… Mặc dù, có những dự báo về một ngành tôm khó khăn của thế giới trong năm 2016. Trước đó đã được các chuyên gia đưa ra từ cuối năm 2015, song dường như chỉ có ngành tôm Việt Nam là kịp ứng phó và nắm bắt được những cơ hội của mình.
Mặc dù tình hình ngập mặn và thời tiết bất lợi cho việc nuôi tôm nhưng diện tích nuôi tôm trong nước vẫn tăng. Ước tính diện tích nuôi tôm nước lợ trong 10 tháng đầu năm đạt 678.000 ha, đã tăng 2,3% so cùng kỳ năm 2015 (trong đó: có tôm sú là 596.000 ha, tôm thẻ chân trắng là 82.000 ha), sản lượng đạt 433.000 tấn, tăng 1,7%). Các tỉnh Đồng bằng sông cửu long, diện tích tôm sú ước tính là 565.611 ha (tăng 1,7%), tôm thẻ chân trắng ước tính đạt 65.297 ha (tăng 11,8%).
với tình hình phát triển tôm như năm vừa rồi, để giải quyết vấn đề xử lý nước thải từ việc nuôi tôm đang gia tăng. Là vấn đề tất yếu cần được giải quyết. Vì việc xử lý nước thải không chỉ ảnh hưởng tới dân cư sinh sống mà còn ảnh hưởng tới việc nuôi tôm sau này của các hộ dân. Nguồn nước không được xử lý tốt sẽ dân đến việc phát sinh các dịch bệnh ở tôm gây ảnh hưởng tới chất lượng cũng như năng suất ở tôm.
Chất lượng nước thải nuôi tôm
Trong nước thải nuôi tôm chất thải chủ yếu là thức ăn thừa, phân tôm, và các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, trong quá trình nuôi tôm thì chỉ có khoảng 15 đến 20% thức ăn là dùng vào phát triển mô động vật, 15% tổng lượng thức ăn hao hụt do không ăn hết và bị thất thoát, chỉ có 40 – 45% là được tôm tiêu thụ để duy trì sự sống.
Vì vậy, trong quá trình nuôi tôm chúng ta cần hết sức lưu ý đến vấn đề cho tôm ăn, vì đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sản sinh ra lượng nitơ và photpho dư thừa trong nước thải nuôi tôm.Người ta ước tính rằng, có khoảng 63 đến 78% nitơ và 76 đến 80% photpho cho tôm ăn đã bị thất thoát vào môi trường bên ngoài. Nitơ nằm dưới dạng protein được tôm ăn sau đó sẽ bài tiết dưới dạng ammoniac. Tổng khối lượng nitơ và photpho sinh ra trên 1 ha trại nuôi tôm được ước tính vào khoảng 2 tấn. Với diện tích nuôi tôm hiện nay của nước ta, thì lượng nitơ và photpho sinh ra là rất lớn.
Ngoài ra, trong nước thải nuôi tôm còn các chất hữu cơ khác như mảnh vụn thực vật phù du, tảo sợi và các cặn lắng đọng không phân hủy… là do nước lấy vào nhưng chưa xử lý hiệu quả.
Nước thải của ngành nuôi tôm có chứa 1 lượng lớn chất nito, photpho và các chất dinh dưỡng khác, điều này gây nên sự siêu dinh dưỡng, do đó dẫn đến sự tăng sức sản xuất ban đầu và thời gian nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất hữu cơ quá nhiều trong nước sẽ làm giảm lượng ôxy hoà tan và tăng lượng BOD, COD, sulfit hydrrogen, ammoniac và hàm lượng methan có trong vực nước tự nhiên.
Hầu hết các chất có trong nước nuôi tôm sẽ lắng đọng dưới nền đáy, đây chính là nguồn nguy hại gây bệnh cho tôm. Lớp bùn này rất nguy hiểm, khả năng thiếu oxy, chứa nhiều các chất gây hại như ammoniac, sunfuric. Các con tôm sẽ luôn tránh xa các khu vực này và tập trung vào những nơi sạch sẽ, do đó việc dải thức ăn cho tôm không hợp lý sẽ gây tổn thất rất nhiều lượng thức ăn cho tôm. càng tăng lên sự thất thoát thức ăn, và tình trạng ô nhiễm của tôm. Đồng thời làm ảnh hưởng tới quá trình sống của tôm do tập trung nơi đông đúc, tăng mật độ tôm làm tăng tính cạnh tranh dẫn tới ảnh hưởng sự phát triển của tôm.
Chất lượng nước và đáy ao bị nhiễm bẩn sẽ tác động trực tiếp tới sự sống của con tôm. Dẫn đến hiệu quả nuôi tôm không cao, không đạt như mong muốn, tốn chi phí. Tôm mắc bệnh do các vi khuẩn, tôm biếng ăn, không lớn, hoặc dẫn đến việc tôm chết hàng loạt. Theo các nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm thì hầu hết các bệnh mà tôm có khả năng mắc phải đều bắt nguồn từ môi trường sống của chúng.
Khi môi trường nước nuôi tôm đã bị ô nhiễm, các chất thải dơ bẩn không những ảnh hưởng đến sự sống của tôm mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh chúng gây ra một chuỗi ảnh hưởng dây chuyền. Nước thải này tác động trực tiếp lên môi trường đất, các môi trường xung quanh trại nuôi tôm. Và việc tái tạo lại môi trường nuôi tôm sạch, sẽ tốn kém nhiều chi phí, vật tư hơn.
Đề xuất biện pháp xử lý nước thải nuôi tôm
Xử Lý Nước Thải Nuôi Tôm Bằng Phương Pháp Sinh Học
Phương pháp này có các ưu điểm hết sức rõ ràng đó là: Dễ ứng dụng vào thực tiến, hiệu quả mang lại cao, chi phí phát sinh thấp. Nên được rất nhiều đơn vị nuôi tôm chọn làm phương pháp xử lý.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này gồm 2 ý chính sau:
+ Sử dụng hệ vi sinh vật có trong nước để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải
+ Sử dụng hệ động thực vật thủy sinh để hấp thụ các chất hữu cơ tồn tại dư thừa trong nước.
Đầu tiên là phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật
Có một số loài vi sinh vật mà chúng có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng tồn tại trong môi trường nước, bùn làm nguồn dinh dưỡng của mình và tạo năng lượng, sinh trưởng nhờ vậy chúng sinh sôi và phát triển. Chính vì thế lợi dụng đặc tính này mà ta sử dụng các vi sinh vật này để hấp thụ và tiêu hủy các chất hữu cơ, các chất gây ô nhiễm môi trường có trong nước thải nuôi tôm. Hiện trên thị trường có một số chế phẩm vi sinh thường được dùng để cải thiện môi trường nước nuôi tôm, cá như Super VS, BRF-2 quakit… Thành phần sinh học của các chế phẩm này bao gồm nhiều chủng loại vi sinh vật, tập hợp các thành phần men ngoại bào của các quá trình sinh trưởng vi sinh; các hợp chất enzyme ngoại bào; các chất dinh dưỡng sinh học và khoáng chất giúp kích hoạt sinh trưởng ban đầu và chất xúc tác hoạt tính. Chúng có khả năng tiêu thụ các chất hữu cơ phát sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của các sinh vật sống trong ao hồ. Nói chính xác hơn là chúng có tác dụng để phân giải chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan từ phân tôm, từ các thức ăn thừa tích tụ tại đáy ao nuôi, mang lại sự ổn định, duy trì chất lượng nước và cả màu nước trong ao hồ. Ngoài ra, chế phẩm này còn giúp giảm thiểu được các vi sinh vật gây bệnh trong nước như Vibrio, aeromonas, E.coli…, làm tăng thêm lượng oxy hòa tan có trong môi trường nước ao nuôi và giảm thiểu lượng amoniac.
Tiếp theo đó là phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thu các chất gây ô nhiễm
Đặc tính cơ bản của phương pháp này là loại bỏ các chất gây ô nhiễm nước dựa trên quá trình chuyển hóa các vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn. Người ta thường sử dụng các loài thực vật để hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong nước là nitơ hay photpho, carbon để tự nuôi sống mình đó là các loài tảo, thực vật phù du, rong rêu. Điều này góp phần làm sạch các chất gây ô nhiễm trong môi trường nước hiệu quả.
Trên thực tế, để đảm bảo đạt hiệu suất xử lý cao các chất ô nhiễm trong nước với chi phí vận hành tối thiểu, người ta thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp xử lý. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng tất cả đều mang đến mục đích là giải quyết được vấn đề ô nhiễm nước thải nuôi tôm. Nhằm hạn chế việc gây ra tác hại cho môi trường xung quanh. Ngoài ra trong quá trình xử lý nước thải nuôi tôm người ta còn sử dụng các loài động vật như ngao, vẹm, hàu các loài sinh vật này có thể tiêu thụ các động thực vật phù du, cải thiện phần đáy nước bị ô nhiễm. Các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng đã được thử nghiệm sử dụng ở các kênh thoát nước thải.
Xử Lý Nước Thải Nuôi Tôm Bằng Phương Pháp Hồ Sinh Học
Phương pháp này bao gồm một chuỗi từ 3 đến 5 hồ, nước thải sẽ được làm sạch bằng quá trình tự nhiên thông qua các tác nhân là tảo và vi khuẩn. Mối quan hệ giữa vi sinh vật, thực vật có trong hồ sinh học chính là mối quan hệ thông qua oxy và thông qua các chất dinh dưỡng cơ bản.
Bên trong hồ sẽ luôn diễn ra các quá trình như quang hợp và khuếch tán oxy vào nước. Nhưng các quá trình quang hợp chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng, nguồn ánh sáng chiếu vào nước sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là chiều sâu của nước và sự tồn tại hàm lượng các chất hữu cơ lơ lửng có trong nước nhiều hay ít.
Mô hình này có thể được áp dụng cho những nơi có diện tích đất lớn, để xử lý nước thải trong ao nuôi tôm sẽ cho hiệu quả về môi trường và kinh tế hơn.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI
Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 0917 932 786 Ms Hương
Web: https://congtyxulynuoc.com/
Facebook: www.facebook.com/Công-ty-TNHH-Công-Nghệ-Môi-Trường-Việt-Envi
Email: moitruongviet.envi@gmail.com