Tổng quan về nước thải sản xuất trong nhà máy giấy:
Nước thải sản xuất bột giấy: Thành phần nước thải bột giấy phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Theo ước tính để có thể sản xuất một tấn thành phẩm bột giấy có thể phát sinh từ vài chục đến vài trăm mét khối nước thải ra ngoài môi trường. Nguyên liệu sản xuất giấy bột thông thường là gỗ rừng, tuy nhiên cũng có thể là một nguồn xellulô nào khác, ví dụ tre nứa, bã mía, đay, giấy vụn, giấy phế liệu …
Bột giấy có thể là loại bột không tẩy hoặc bột đã tẩy trắng. Để có thể tẩy trắng bột giấy, tùy vào công nghệ các nhà máy sử dụng mà các chất oxy hóa khác nhau như hyđrôperoxit, clo, clođioxit,… sexd được dùng cho công nghệ. Do đó nước thải từ công đoạn tẩy trắng thường sẽ chứa nhiều hóa chất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhất là khi chất tẩy là clo.
Nước thải sản xuất giấy: Giấy, bìa có thể được sản xuất từ bột giấy mới hoặc bột giấy tái sinh, hoặc hỗn hợp, tẩy trắng hoặc chưa tẩy trắng. Đối với loại hình sản xuất giấy từ bột giấy nước thải phát sinh sẽ dao động trong khoảng 0,5 – 13,5 m3/tấn sản phẩm. Quá trình sản xuất giấy chủ yếu là công đoạn “xeo”, khi đó bột giấy sẽ được trộn với các chất độn, các phụ gia chức năng như: cao lanh, bột đá (CaCO3), bột talc, phèn nhôm, chất tạo màu trắng TiO2, silicat…
Ngoài ra còn có các phụ gia hữu cơ khác như tinh bột biến tính, latex, các chất phân tán o, hoạt động bề mặt … cũng được sử dụng theo yêu cầu của công nghệ hoặc để để đem lại cho giấy một chức năng nào đó. Hỗn hợp sẽ được phun lên băng máy xeo để ép chúng thành “tờ” giấy dài vô tận, qua công đoạn phận sấy khô, cuộn lại thành các cuộn giấy lớn. Do sử dụng nhiều chất phụ gia vô cơ, nước thải của nhà máy giấy thường có màu đục hơn nhiều so với nước thải nấu bột. Phần lớn các nhà máy giấy nước thải sẽ thường được xử lý sơ bộ trước bằng các thiết bị tách cặn, thu hồi bột và nước, vì vậy chất lượng nước thải của nhà máy có tính chất phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tuần hoàn tái sử dụng nước, nước thải sẽ có độ đậm đặc cao hơn nếu số lần tái sử dụng nhiều hơn.
Nước thải sản xuất bột giấy tái sinh: Hầu như không có nhà máy sử dụng giấy tái sinh chỉ để sản xuất bột và hầu hết các nhà máy sẽ sản xuất cả bột và giấy. Nước thải của chúng phát sinh dao động trong khoảng 0,06 – 50 m3/tấn sản phẩm. Vì để đảm bảo chất lượng sản phẩm giấy người ta thường bổ sung một phần “bột” mới khi xeo. Như vậy thành phần của nước thải của các nhà máy này có tính chất gần giống với nước thải nhà máy giấy hơn, tuy nhiên nồng độ ô nhiễm cao hơn vì có quá trình tái sinh giấy đã sử dụng. Mức độ ô nhiễm của nước thải sẽ phụ thuộc vào loại hóa chất tẩy sử dụng, tẩy trắng tốt nhất và thường sử dụng nhất vẫn là clo hoặc các hợp chất clo (nước javen hay hypoclorơ), các nhà máy hiện đại sử thường dụng clo dioxit. Oxy, ôzôn cũng như hyđroperoxit cũng thường được sử dụng, tuy nhiên hiệu quả tẩy trắng không bằng clo. Trong quy trình sản xuất giấy, bột giấy thì thành phần nước thải thải ra từ nhà máy giấy thuần túy (không sản xuất bột) là ít ô nhiễm, chủ yếu là nước thải từ khâu xeo giấy, tạp chất cơ bản là cặn lơ lửng (thường là xơ sợi giấy, bột độn, bột màu, phụ gia…), thành phần các chất hữu cơ thường không quá cao, BOD5 của nước xeo thường dao động từ 150-350 mgO2/L.
Công nghệ xử lý nước thải nhà máy giấy
Tại mương lắng (B01), với cấu tạo đặc biệt riêng, nước thải sẽ bị phân tách làm 3 lớp: Lớp thứ nhất nhẹ nổi trên bề mặt bao gồm: dầu mỡ, rác, bọt xốp,…; Lớp thứ hai là lớp trung gian ở giữa mà thành phần chính là nước thải có tính chất tương đối đồng nhất; Lớp cuối cùng là lớp cặn lắng dưới đáy bao gồm: bùn, đất, cát…; Lớp thứ nhất và lớp thứ ba sẽ được hút bỏ định kỳ bằng xe bồn chuyên dụng. Còn lớp ở giữa sẽ chảy tự nhiên sang hố thu (B02).
Tại hố thu (B02), nước thải ở đây sẽ được bơm lên qua lọc rác tinh (S02) rồi chảy vào bể điều hòa bởi 1 trong 2 bơm P02.01; P02.02 (1 bơm chạy, 1 bơm dự phòng và hoạt động luân phiên). Nhờ có hệ thống lưới lọc có kích thước nhỏ này sẽ hạn chế tối đa các rác thải theo vào ngăn bơm, tăng cường khả năng bảo vệ bơm và đồng thời cũng có tác dụng làm tăng hiệu quả xử lý cho các công trình phía sau. Lượng rác tinh này cũng sẽ được vớt lên định kỳ bỏ vào sọt CS02 để duy trì tác dụng của tấm lọc rác không bị tắc ngẽn.
Bể điều hòa (B03) có tác dụng là làm điều hòa lưu lượng và nồng độ có trong nước thải. Tại đây, nước thải sẽ được trộn lẫn với nhau, làm đồng đều các thành phần ô nhiễm trong nước (BOD, COD, pH, N, P, Nhiệt độ…) cũng như ổn định lưu lượng nước thải trước khi cấp vào hệ thống xử lý sinh hoc. Ngoài ra việc điều hòa lưu lượng và nồng độ có trong nước thải cũng sẽ giúp tránh gây ra hiệc tượng quá tải ở các giờ cao điểm, giúp hệ thống làm việc ổn định hơn và giảm kích thước của các đơn vị công trình tiếp theo.
Nước thải từ bể điều hòa sau đó sẽ được bơm qua bể trung hòa (B04) bởi 1 trong 2 bơm P03.01 & P03.02 (1 bơm chạy, 1 bơm dự phòng và hoạt động luân phiên). Tại đây có trang bị hệ thống châm kiềm/axit tự động để đảm bảo cho pH của nước thải luôn duy trì trong khoảng 6.5 đến 7.5 trước khi vào bể kỵ khí. Ngoài ra còn được bố trí thêm hệ châm Urê/H3PO4 đảm bảo không gây thiếu hụt dinh dưỡng cho vi sinh trong quá trình tổng hợp tế bào của vi sinh vật để cho bể sinh học hoạt động tốt. Nhờ vào hoạt động của 2 bơm P04.01 & P04.02 (1 bơm chạy, 1 bơm dự phòng và hoạt động luân phiên) nước thải từ bể trung hòa sẽ tiếp tục được bơm vào bể kỵ khí (B06). Tại đây nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên trên theo đáy. Nhờ các hoạt động sống của vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy tạo ra các khí biogas bay lên khi qua đệm bùn kỵ khí. Khí biogas sinh ra này sẽ được thu hồi và sử dụng vào mục đích khác. Nước thải sau đó sẽ đi qua bộ phận tách ba pha (khí – lỏng – rắn) theo máng thu chảy vào đường ống phân phối để tiếp tục chảy sang bể trung gian 1.
Bể trung gian có 2 bể, từ bể trung gian 1 (B05) nước thải sẽ được chảy tự nhiên để qua bể trung gian (B07). Sau đó nhờ vào 2 bơm P0701; P0702 (hoạt động luân phiên), nước thải sẽ được bơm qua bể vi sinh hiếu khí để bắt đầu quá trình xử lý vi sinh vật hiếu khí.
Các hoạt động của bể vi sinh/lắng kết hợp: Tại pha sục khí của bể vi sinh hiếu khí, nước thải sẽ được trộn đều với không khí được cung cấp từ ngoài bằng 2 máy thổi khí (AB08.01 & AB08.02) từ đáy bể, hỗn hợp khí và nước sẽ được trộn lẫn với bùn vi sinh nhờ máy khuấy chìm. Đồng thời quá trình xử lý BOD, nitơ, photpho và các chất có trong nước thải diễn ra mạnh mẽ nhờ hoạt động của vi sinh vật hiếu khí. Sau một thời gian nhất định quá trình sẽ chuyển sang pha lắng, tại đây khí sẽ được ngừng cung cấp vào bể tạo ra môi trường yên tĩnh giúp tăng khả năng lắng nhanh dựa vào trọng lực, bùn vi sinh sẽ được lắng xuống đáy bể để lại lớp nước trong phía trên. Lớp nước này sau đó sẽ được xả xuống bể khử trùng. Thông qua thiết bị thu nước bề mặt có cấu tạo đặc thù.
Tại bể khử trùng được xây dựng có bố trí các tấm chắn nhẳm thay đổi hướng dòng chảy làm tăng khả năng xáo trộn và tiếp xúc giữa các hóa chất khử trùng với nước thải. Các hóa chất khử trùng thường sử dụng là chlorine (nồng độ 6-9 ppm). Chlorine là chất oxy hóa mạnh sẽ oxy hóa màng tế bào các vi sinh gây bệnh và giết chết chúng (chủ yếu là vi khuẩn đường ruột coliform). Thời gian tiếp xúc để loại bỏ vi sinh là khoảng 30 phút. Sau đó nước thải đã xử lý sẽ chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Để tìm hiểu rõ hơn về công nghệ xử lý nước thải vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI
Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 0917 952 786 Minh Trọng
Facebook: www.facebook.com/Công-ty-TNHH-Công-Nghệ-Môi-Trường-Việt-Envi
Email: moitruongviet.envi@gmail.com