XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHÁCH SẠN

Xử lý nước thải khách sạn

Xử lý nước thải khách sạn và các công nghệ có thể áp dụng !

Xử lý nước thải khách sạn kết hợp nhà hàng là một trong những xu thuế xử lý nước thải khách sạn tại Phú Quốc, Phan Thiết, Vũng Tàu, Tp.HCM, có rất nhiều  công nghệ xử lý nước thải. Việt Envi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số công nghệ tiêu biểu như sau:

Có thể bạn quan tâm

Các công nghệ có thể áp dụng với lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, tùy theo công suất lựa chọn công nghệ phù hợp

 Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính ( sử dụng vi sinh để xử lý)

Cơ chế hoạt động: Khi nước thải đi vào bể thổi khí (bể aeroten dính bám), các bông bùn hoạt tính vi sinh được hình thành mà hạt nhân của nó là các phần tử cặn lơ lửng (vi sinh). Các loại vi khuẩn hiếu khí đến cư trú và phát triển dần tạo nên các bông bùn và tiếp tục hấp thụ các chất hữu cơ hoà tan, keo… Trong bể aeroten lượng bùn hoạt tính tăng dần lên và được tách ra tại bể lắng đợt hai. Một phần bùn hoạt tính được đưa về bể aeroten để tham gia một chu trình xử lý nước thải mới.

Hệ thống xử lý nước thải khách sạn
Hệ thống xử lý nước thải khách sạn

Đối với công nghệ này, nước thải sinh hoạt của nhà hàng khách sạn, hay nước thải từ nhà bếp được thug om và xử lý qua bể Aroteank, tuy nhiên khả năng xử lý chưa cao và không có khả năng xử lý amoni, phostpho nên  các kiểu công nghệ xử lý sau được khắc phục bằng cách kéo dài thời gian lưu nước thải nhằm xử lý triệt để các chất ô nhiễm.

Áp dụng cho mọi công suất từ 5m3 đến 200m3 ngày

a.1. Bể aeroten hoạt động gián đoạn (SBR)

Ưu điểm của công nghệ này là xử lý nước thải nhà khách sạn với tại trong cao, xử lý tốt dầu mỡ, BOD, COD, Amoni, TSS, Phospho và có nhược điểm là diện tích lớn và chi phí đầu tư cao. Như vậy đối với xử lý nước thải bằng công nghệ SBR được áp dụng với nhà hàng, khách sạn có công suất lớn hơn 200m3/ngày.

Cơ chế hoạt động: Quá trình xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ xảy ra trong bể hoạt động gián đoạn như quá trình diễn ra trong bể aeroten thông thường, nhưng có điểm khác và nó chính là làm tăng hiểu quả của SBR, trong bể SBR sẽ diễn ra các quá trình sau: làm đầy nước thải, thổi khí, để lắng tĩnh, xả nước thải và xả bùn dư.

 

Hiệu quả xử lý: hiệu quả xử lý BOD của nước thải sau xử lý nước thấp hơn 20 mg/l ( cột A QCVN), hàm lượng cặn lơ lửng từ 3 đến 25 mg/l và nitơ khoảng 0,3 đến 12 mg/l đạt Cột B QCVN.

Ưu điểm thứ 2  của công nghệ SBR trong xử lý nước thải nhà hàng, khách sạn:  bể SBR hoạt động gián đoạn có ưu điểm cấu tạo đơn giản, hiệu quả xử lý cao, khử được các chất khó phân giải như Amoni, nito, phospho, ít chịu ảnh hưởng bởi lưu lượng nước thải phát sinh, tiết kiệm diện tích do không cần bể lắng 2.

Nhược điểm hơi khó vận hành phải có người theo dõi thường xuyên chất lượng nước sau xử lý, công nghệ xử lý nước thải nhà hàng khách sạn này thường được áp dụng tại các khu vực có diện tích đất rộng như Phú Quốc, Vũng tàu, Phan thiết, Nha trang,…

a.2. Bể aeroten hệ Bardenpho

Ngoài ra còn có thể áp dụng công nghệ Arotank cải tiến hơn SBR là loại Arotank nói dài nhằm tăng thời gian xử lý và xử lý nước thải liên tục

Cơ chế hoạt động: Hệ aeroten Bardenpho hay còn gọi là mương oxy hóa hoạt động trên nguyên tắc cho nước thải chảy luân chuyển qua các điều kiện hiếu khí và kỵ khí, đề lần lượt xử lý các chất ô nhiễm khác nhau như Tổng nito, Phospho, Amoni,…. Theo hình dưới đây phần lớn phốtpho được tách ra khỏi nước thải theo bùn dư. Nitơ cũng được khử ở trong các bể anoxic nhờ quá trình khử nitrat trong điều kiện thiếu khí.

Hiệu quả xử lý và phạm vi ứng dụng: Hệ thống mương ozy hóa có khả năng xử lý các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ, phốtpho tốt… do đó thường được dùng để xử lý triệt để nước thải nhà hàng khách sạn, nước thải sinh hoạt, nước thải tòa nhà, căn hộ, chung cơ. Sau quá trình xử lý BOD của nước thải có thể giảm đến 90% theo lượng nước thải, nitơ tổng số giảm đến 80% và phốtpho tổng số giảm đến 70%.

Áp dụng cho công suất từ trên 300m3 ngày

a.4. Kênh ôxy hoá tuần hoàn

Cơ chế hoạt động: Kênh ôxy hoá hoạt động theo nguyên lý thổi khí kéo dài tương tự như Arotank truyền thống. Các guồng quay được bố trí để tạo thành các vùng hiếu khí (aerobic) và thiếu khí (anoxic) luân phiên thay đổi để tạo điều kiện xử lý trong nước thải. Trong vùng hiếu khí diễn ra quá trình ôxy hoá chất hữu cơ cụ thể là BOD, COD và vùng thiếu khí là nitrat hoá, trong vùng thiếu khí diễn ra quá trình hô hấp kỵ khí và khử nitrat sẽ diễn ra tại đây.

Hiệu quả xử lý: Hiệu quả khử BOD của kênh ôxy hoá tuần hoàn đạt đến 85 – 95% theo hàm lượng nước thải, khả năng khử nitơ đạt mức 40 – 80% theo nồng độ.

Phạm vi ứng dụng:  áp dụng cho công suất trên 300m3/ngày, Kênh ôxy hoá tuần hoàn có lượng bùn dư ít đã được ổn định tương đối nên rất nhẹ nhàng trong khâu xử lý bùn dư, hiệu quả xử lý BOD cao và rất tốt, các chất dinh dưỡng được khử đáng kể, quản lý vận hành không phức tạp. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất khiến nó không được áp dụng rộng rãi là do thời gian lưu nước lớn do đó đòi hỏi diện tích chiếm đất lớn, công trình lại xây hở do đó hạn chế khi sử dụng cho quy mô lớn và không giữ được mùi hôi. Tuy nhiên nếu có diện tích lớn thì quy trình xử lý của nó là rất rất tốt và hiệu quả xử lý cao

Các quá trình xử lý hiếu khí bằng phương pháp lọc dính bám

Cơ chế hoạt động: Khi nước thải đi qua lớp vật liệu lọc bằng các phân tử rắn xốp cụ thể là giá thể vi sinh dính bám là tổ ong hay giá thể bánh xe, Biochip. Các vi khuẩn sẽ được hấp phục chất thải, sinh trưởng và phát triển trên bề mặt lớp vật liệu lọc tạo thành lớp màng vi sinh vật hữu ít trong bể xử lý . Các chất dinh dưỡng trong nước thải khuếch tán qua lớp màng vi sinh vật và được các vi sinh vật hấp phụ và chuyển hoá thành sinh khối. Sau thời gian hoạt động lớp màng dày lên và tách ra khỏi lớp vật liệu lọc (lớp này gọi là bùn dư), đồng thời một lớp màng vi sinh vật mới lại hình thành gọi là bùn sinh trưởng tốt. Lớp màng vi sinh vật bong ra (bùn dư) được thu gom lại thông qua bể lắng đợt hai.

Một số công trình cải tiến của lọc sinh học dính bám:

 b.1. Bể lọc sinh học nhỏ giọt và bể lọc sinh học cao tải

Cơ chế hoạt động: Bể lọc sinh học bao gồm một lớp các hạt vật liệu dễ thấm nước được sắp xếp ngay ngăn dưới bể với những vi sinh vật sinh trưởng gắn kết vào các hạt vật liệu và nước thải sẽ được chảy qua lớp vật liệu lọc đó dưới hình thức nhỏ từng giọt và quay đều trong bể. Bể lọc sinh học thuộc loại có vật liệu lọc tiếp xúc không ngập trong nước với chế độ tưới theo chu kỳ đủ thời gian để vi sinh xử lý toàn bộ chất dinh dưỡng.

Phạm vi ứng dụng và hiệu quả xử lý: Bể lọc sinh học nhỏ giọt thường được sử dụng trong trường hợp lưu lượng nhỏ từ 50 đến 1.500 m3/ngày. Hiệu suất xử lý cao có thể đạt trên 90% theo BOD. Bể lọc sinh học cao tải thường được sử dụng cho nước thải nhà hàng, khách sạn, nước thải sinh hoạt khu dân cư, khu đô thị có công suất trên 1000m3/ngày. Hiệu suất xử lý cao có thể đạt từ 60% đến 85% theo BOD.

b.2. Đĩa lọc sinh học

Cơ chế hoạt động: Đĩa lọc sinh học hay còn gọi là đĩa quay sinh học là phương pháp xử lý sinh học trên nguyên lý lọc dính bám. Đĩa quay sinh học là các tấm vật liệu hình tròn đặt ngập một phần và quay chậm trong bể chứa nước thải như hình vẽ bên dưới. Các vi sinh vật xử lý nước thải được gắn kết vào bề mặt các đĩa và tạo thành lớp màng mỏng trên các bề mặt xấp nước của đĩa. Khi đĩa quay, lần lượt sẽ làm cho lớp màng sinh học tiếp xúc với chất ô nhiễm  trong nước thải và với khí quyển để hấp thụ oxy, vi sinh sử dụng oxy để chuyển hóa chất dinh dưỡng thành sinh khối hay còn gọi là bùn vi sinh. Do sinh khối tăng lớp màng trên đĩa dày lên và tự động tách ra khỏi đĩa ( bùn dư)lượng bùn này sẽ bị tách ra khỏi dòng nước nhờ bể lắng 2.

Phạm vi ứng dụng và hiệu quả xử lý: Đĩa quay sinh học có thể dùng để xử lý bậc hai đồng  nitrat hoá và khử nitrat ( môi trường thiếu khí và kỵ khí). Đĩa lọc sinh học có thể sử dụng cho mọi công suất tuy nhiên với các công suất dưới 5.000 m3/ngày là hợp lý nhất và được áp dụng tốt cho nước thải nhà hàng khách sạn, xử lý nước thải bệnh viện, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải khu dân cư, xử lý nước thải khu đô thị,…

Tuy nhiên đa số các công nghệ trên đều có nhược điểm chung là chiếm diện tích lớn, thời gian thi công lâu, và tốn điện năng tiêu thụ lớn. Hiện nay một công nghệ mới được du nhập vào Việt Nam nổi trội lên nhờ sự đột phá của nó khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các công nghệ trước đó như: diện tích lớn, lắng không tốt, xử lý không được Amoni, phospho, xử lý không được Amoni, Tổng ni tơ trong nước thải sinh hoạt, nhà hàng, bệnh viện và y tế,…

Đó chính là công nghệ Visinh Biochip kết hợp MBR : Đây là công nghệ ít chiếm diện tích, hiệu quả xử lý cao hơn 50% so với các công nghệ truyền thống độ ồn nhỏ hơn 50dB, tiết kiệm điện năng tiêu thụ 30%, diện tích tiết kiệm 25%. Chúng tôi đã kiểm chứng công nghệ này và được các tập đoàn lớn tin dùng như: Vinamilk, Colgate, Nhựa Bình Minh, Nhà hàng dìn ký, Tập đoàn dệt may hàn đầu hàng Quốc Lee Vina


Vui lòng tham khảo thêm công nghệ mới trong xử lý nước thải khách sạn tại đây

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI

Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 0917 952 786 Minh Trọng

Web: www.congtyxulynuoc.com

Facebook: www.facebook.com/Công-ty-TNHH-Công-Nghệ-Môi-Trường-Việt-Envi

Email: moitruongviet.envi@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *