Chăn nuôi gia súc hiện nay ở Việt Nam đang phát triển dần theo hướng trang trại, quy mô được mở rộng, tăng dần về chất lượng và số lượng. Vài năm trở lại đây, ngành chăn nuôi gia súc phát triển bền vững, đạt những kết quả lớn. Chăn nuôi gia súc là nguồn cung cấp thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày của con người, ngoài ra, còn giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, làm giàu. Tuy nhiên, việc mở rộng chăn nuôi gia súc: trâu, bò, heo,…với quy mô lớn nên ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi trường sinh thái, làm ô nhiễm môi trường. Để phát triển bền vững trong chăn nuôi thì cần phải có biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi. Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường chuyên xử lý chất thải chăn nuôi.
Quý Khách hàng có thể tham khảo thêm một số công nghệ xử lý của Công ty Môi Trường Việt Envi:
- Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
- Xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước ngọt
- Xử lý nước thải nhà hàng
Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi trường
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số lợn của nước ta hiện nay khoảng 29 triệu con, số trâu bò khoảng 7,8 triệu con. Hiện nay, việc chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 65-70% về sản lượng và số lượng). Việc chăn nuôi theo hộ gia đình nên thường chưa được đầu tư về giống, chưa đầu tư đúng về chuồng trại, về thức ăn, về chăm sóc cho gia súc và đặc biệt là việc xử lý chất thải chăn nuôi chưa được quan tâm đúng mực.
Với số lượng gia súc như trên, ta có thể tính được lượng chất thải rắn thải ra khoảng 76 triệu tấn ( thức ăn thừa, rơi vãi, phân của gia súc,…) và thải ra khoảng 30 triệu khối chất thải lỏng (nước phát sinh từ quá trình rửa chuồng trại, nước tiểu, nước từ hoạt động tắm cho gia súc,….). Phân của gia súc thường chứa hàm lượng kẽm (Zn), niken (Ni) nitơ (N), phospho (P), Chì (Pb), đồng (Cu), các vi sinh vật gây hại khác, không chỉ làm ô nhiễm nguồn không khí mà còn ảnh hưởng rất lớn tới môi trường đất, làm rối loạn độ phì nhiêu của đất, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu chưa xử lý chất thải chăn nuôi mà thải ra môi trường.
Để có đươc nguồn thức ăn cung cấp cho gia súc thì 203 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng năm phải làm ra khoảng 14,5 triệu tấn sản phẩm. Trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi là thải ra một lượng khá lớn khí gây hiệu ứng nhà kính, tác động tới quá trình nóng lên của Trái Đất, phát sinh chất thải khác ảnh hưởng tới môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước.
Không chỉ vậy, chất thải chăn nuôi gia súc còn ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường từ quá trình giết mổ gia súc, sơ chế động vật. Nguồn nước cung cấp cho quá trình giết mổ, làm sạch gia súc tùy thuộc vào quy mô của lò mổ, số lượng gia súc cần sơ chế. Nếu không xử lý nước thải gia súc mà xả vào môi trường sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, gây mùi hôi. Là ổ dịch phát sinh dịch bệnh: tai mũi họng, dịch cũm gia cầm, H5N1,….Ngoài ra, còn phát sinh các loại khí hình thành từ quá trình hô hấp của gia súc và việc thải ra các loại ký sinh trùng, vi sinh vật gây bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp tới con người như: vi khuẩn ecoli, enterobacteriae,…..
Chăn nuôi gia súc góp phần phát triển kinh tế, tăng tốc độ tăng trưởng GDP của xã hội những cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, là nguồn thu nhập, cải thiện chất lượng sống của người lao động. Chất thải chăn nuôi nếu chưa được xử lý hiệu quả mà xả ra môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trong tới con người, môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất. Do đó, cần phải xử lý chất thải chăn nuôi.
Biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi
Nhiều biện pháp, kỹ thuật xử lý được áp dụng để làm hạn chế ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi trường. Kỹ thuật xử lý chăn nuôi thường áp dụng là: phương pháp lý học, phương pháp hóa học và phương pháp sinh học, ngoài ra còn có quy hoạch chăn nuôi, giám sát chăn nuôi. Để đem lại hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi cao nhất thường sẽ kết hợp nhiều phương pháp xử lý với nhau.
Quy hoạch chăn nuôi để xử lý chất thải chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải nắm được thế mạnh của vùng, miền để lựa chọn gia súc hợp lý. Những khu vực dùng nguồn nước ngầm hay nước sông hồ cung cấp cho nhà máy nước sinh hoạt thì công tác quy hoạch chăn nuôi phải quản lý nghiêm ngặt hơn. Xây dựng trang trịa chưn nuôi cần lựa chọn vi trí xây dựng xa thành phố, xa khu vực đông dân cư, nội thành. Trước khi xây dựng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ( làm hồ sơ ĐTM), được chấp thuận mới được tiến hành.
Ngoài ra, người chăn nuôi phải thực hiện tốt quy định về việc chăn nuôi, thức ăn gia súc phải đảm bảo không chứa các chất cấm, bảo quản gia súc, gia cầm không dùng chất bảo quản, không vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Có quy hoạch chăn nuôi tốt thì việc xử lý chất thải chăn nuôi mới được xử lý triệt để, hiệu quả.
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hệ thống khí sinh học (bằng hầm Biogas)
Xử lý chất thải bằng hệ thống khí sinh học (hay còn gọi là hầm biogas) là giải pháp hiệu quả để giảm thiểu khí methane, sản xuất năng lượng sạch. Đây là một trong những phương pháp giảm sự phát thải của khí gây hiệu ứng nhà kính,giảm 22,6 triệu tấn CO2, với chi phí đầu tư hợp lý. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas được người chăn nuôi quan tâm vì bảo vệ môi trường tốt, vừa lấy khí sạch để làm chất đốt, sử dụng máy phát điện, phục vụ gia đình và trang trại chăn nuôi.
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng men sinh học
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng men vi sinh (hay còn gọi là chế phẩm EM).
Một số chất men được sử dụng để làm giảm ô nhiễm trong chăn nuôi gia súc:
-Deodorase: làm giảm quá trình phát sinh NH3
-EM: làm giảm bài tiết DD qua phân, tăng hấp thụ TA
-EMC: giải độc đường TH, giảm phát sinh NH3, H2S, SO2.
-Kemzym: làm tăng khả năng hấp thụ TA, giảm khả năng bài tiết DD qua phân
-Pyrogreen: giảm khả năng phát sinh NH3.
-Yeasac:giảm khả năng bài tiết DD qua phân, làm tăng khả năng hấp thụ TA
-Lavedae: giệt dòi trong phân của gia súc
-DK, Sarsapomin 30: giảm khả năng phát sinh NH3.
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng việc chăn nuôi trên đệm lót sinh học
Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là việc dùng phế thải từ chế biến lâm sản (mùn cưa, vỏ cây,…) hay phế phẩm từ trồng trọt (dễ cây, rơm rạ,….) băm nhỏ để làm đệm, cho thêm chế phẩm sinh học. Để tạo ra lượng lớn vi sinh vật hữu ích trong đệm lót chuồng, tạo các vi sinh vật có lợi để tiêu diệt các vi sinh vật có hại, tạo ra vi sinh vật có lợi cho đường ruột của gia súc. Chăn nuôi trên đệm lót sinh học giúp giảm ô nhiễm môi trường của chất thải chăn nuôi. Chi phí bỏ ra ít, hiệu quả đem lại cao, rất thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc kiểu hộ gia đình. Sử dụng đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi giúp bảo vệ môi trường, gia súc sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh, thu lại nhiều lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt.
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng ủ phân hữu cơ (hay còn gọi là compost)
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng ủ phân hữu cơ và dùng bã phế thải của phân động vật, phế thải thực vật dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật phân hủy và làm tăng chất lượng sản phẩm, tạo ra phân hữu cơ giàu dưỡng chất, cung cấp cho cây trồng.
Quá trình lên men và nhiệt độ từ đống phân ủ sẽ tiêu diệt được mầm bệnh, ủ phân có thể phân hủy cả xác động vật nếu lượng phế thải thực vật lớn. Phân ủ giúp đất tơi xốp, không ảnh hưởng tới con người, và đặc biệt là xử lý chất thải chăn nuôi.
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ ép tách phân
Là công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi mới được sử dụng ở nước ta, là công nghệ xử lý chất thải hiện đại, xử lý rất hiệu qua, nhưng chi phí đầu tư lớn. Do có lưới lọc, máy tách được hết các tạp chất nhỏ đến rất nhỏ có trong phân. Hỗn hợp thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì chất rắn được giữ lại. ép khô và đưa ra ngoài để xử lý, lượng nước sẽ được đưa ra ngoài hoặc xuống hầm khí sinh học xử lý tiếp.
Xử lý chất chất thải chăn nuôi bằng oxi hóa
Là phương pháp xử lý nướ thải phát sinh trong chăn nuôi, được sử dụng nhiều với các bể lắng sinh học.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng máy sục khí
Ở các bể lắng, thường sử dụng máy sục khí để giúp các chất hữu cơ trong nước thải được tiếp xúc nhiều hơn với không khí, làm oxi hóa xảy ra nhanh hơn. Và giúp quá trình lên men hiếu khí, chuyển hóa chất hữu cơ, chất khí phát sinh ít ảnh hưởng tới môi trường. Sau bể lắng, nước thải chăn nuôi trong hơn, ít ô nhiễm môi trường và có thể dùng để tưới cây.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng ô-zôn (O3).
Sử dụng ozon giúp triệt để chất hữu cơ và khí thải sinh ra trong bể nước thải.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng H202
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng H202 (hay còn gọi là oxy già) tuy có tốn kèm nhưng hiệu quả xử lý rất tốt.
Để có thể xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả hãy liên hệ Công ty Môi Trường Việt Envi để được tư vấn miễn phí cụ thể:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI
Địa chỉ: 86/30 Đường số 14 Khu phố 15 Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh
Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0917.932.786: Ms. Hương
Email: moitruongviet.envi@gmail.com
Web: https://congtyxulynuoc.com