XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Nước thải dệt nhuộm

Tổng quan về nước thải dệt nhuộm

Ngành công nghiệp dệt nhuộm là một trong những ngành có bề dày truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, ngành dệt nhuộm với khâu nhuộm và hoàn tất vải của mình đã và đang là một nguồn gây ô nhiễm môi trường khá mạnh cả về lượng cũng như về chất. Ước tính lượng nước thải thải ra từ các công đoạn nhuộm vải rất lớn, từ 120-300 m3/tấn vải.

Nước thải ngành dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp. Nguồn nước thải phát sinh trong công nghệ dệt nhuộm là từ các công đoạn hồ sợi, giũ hồ, nấu, tẩy, nhuộm và hoàn tất, trong đó lượng nước thải chủ yếu do quá trình giặt sau mỗi công đoạn. Nhu cầu sử dụng nước trong nhà máy dệt nhuộm rất lớn và thay đổi theo các mặt hàng khác nhau. Nhu cầu sử dụng nước cho 1m vải nằm trong phạm vi từ 12 đến 65 lít và thải ra từ 10 đến 40 lít.

Bảng 1: Các chất gây ô nhiễm và đặc tính của nước thải dệt nhuộm

Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải
Hồ sợi, giũ hồ Tinh bột, glucose, carboxy metyl xelulo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp BOD cao (34 đến 50% tổng sản lượng BOD)
Nấu tẩy NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, silicat natri và xơ sợi vụn Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao (30% tổng BOD)
Tẩy trắng Hypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit,… Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD
Làm bóng NaOH, tạp chất Độ kiềm cao, BOD thấp (dưới 1% tổng BOD)
Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, axit axetic và các muối kim loại Độ màu rất cao, BOD khá cao (6% tổng BOD), TS cao
In Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, muối kim loại, axit,… Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Hoàn thiện Vết tinh bột, mỡ động vật, muối Kiềm nhẹ, BOD thấp, lượng nhỏ

Đặc tính của nước thải dệt nhuộm

  • Ô nhiễm chất hữu cơ được đặc trưng chủ yếu bởi trị số COD và BOD. Đáng lưu ý là trong nguyên liệu nếu dùng nhiều sợi tổng hợp càng nhiều thì khi xử lý hoàn tất càng phải xử dụng các chất hữu cơ thuộc nhóm COD bấy nhiêu, có nghĩa là hoá chất và thuốc nhuộm càng khó phân huỷ vi sinh bấy nhiêu. Thí dụ nước thải từ công đoạn sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính (thí dụ Cibarcon Blue P-3R) để in hoa có thể có BOD khoảng xấp xỉ 0, nhưng COD đạt tới cơ trên dưới 900 mg/L. Tỷ lệ COD/BOD một mặt thể hiện đặc trưng ô nhiễm hữu cơ của nước thải dệt nhuộm, đồng thời thể hiện tính khả thi của công nghệ vi sinh trong giai đoạn xử lý sau này.
  • Đặc trưng thứ ba của nước thải dệt nhuộm là ô nhiễm kim loại nặng chủ yếu do sử dụng hoá chất tẩy và thuốc nhuộm dưới dạng các hợp chất kim loại. Một trong những nguồn ô nhiễm kim loại là pigment, mà hiện nay sử dụng phổ biến các pigment hầu hết có gốc là các hợp chất cơ kim dạng halogen hoá (thí dụ: clorua phta loxiamin đồng)
  • Độ dẫn điện cao hay tổng chất rắn hoà tan cao (TDS) cũng là đặc trưng nước thải dệt nhuộm do sử dụng các muối tan khá lớn, thí dụ Na2SO4, NaCl.
  • Đặc trưng nữa của nước thải dệt nhuộm, nhất là nhuộm và in là độ màu. Ô nhiễm màu phụ thuộc vào mức độ gắn màu giữa thuốc nhuộm và sợi dệt.

Các dịch vụ xử lý nước thải Việt Envi

Xem thêm các dịch vụ xử lý nước thải khác ngay tại đây

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm:

 

Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm:

Nước thải từ các cống rãnh trong nhà máy chảy về bể thu gom, tại hố thu có lắm đặt song chắn rác. Song chắn rác có nhiệm vụ loại bỏ các vật có kích thước lớn như lá khô, sợi chỉ vải, túi ni lông…Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ nước thải cho các công trình xử lý phía sau. Trong bể điều hòa, cung cấp khí bằng hệ thống đĩa sục khí hoặc ống đục lỗ nhằm tạo điều kiện khuấy trộn và duy trì tình trạng hiếu khí trong bể.

Sau đó, nước chảy qua công trình xử lý đầu tiên đó là bể phản ứng. Tại đây, cung cấp hóa chất điều chỉnh pH và hỗ trợ quá trình keo tụ – tạo bông. Bể phản ứng một số nơi người ta thay bằng bể keo tụ – tạo bông. Thực chất 2 tên gọi đều chỉ phương pháp xử lý hóa lý. Một số hóa chất dùng trong bể này gồm phèn nhuôm, PAC, Polymer anion…

Sau đó nước thải chảy qua bể lắng 1 còn gọi là lắng hóa lý. Tại đây dưới tác dụng của trọng lực và sự chênh lệch tỷ trọng giữa bông bùn và nước, các bông bùn sẽ lắng dưới đáy, nước sạch chảy vào máng thu và chảy qua bể trung gian.

Bể trung gian có nhiệm vụ ổn định lưu lượng. Nước thải sau quá trình keo tụ – tạo bông loại bỏ được phần lớn các kim loại nặng, độ màu và một phần BOD, COD cho qua bể aerotank. Aerotank là quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Tại đây, vi sinh vật hiếu khí phát triển dưới tác dụng của hệ thống sục khí. Các vi sinh vật sẽ phân giải chất hữu cơ trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản. Hiệu quả xử lý BOD va COD ở bể này đạt đến 90 – 95%.

Từ bể hiếu khí, nước được dẫn sang bể lắng đợt 2. Tại đây, diễn ra quá trình phân tách bùn và nước thải . Nước trong đi ra trên mặt bể được đưa qua bể khử trùng, rồi thải ra ngoài môi trường. Tại đây nước được hòa trộn đều với dung dịch Chlorin đồng thời lưu với thời gian thích hợp để thực hiện quá trình khử trùng.

Bùn dư cùng với bùn tại các bể lắng đựơc làm giảm thể tích tại bể nén bùn. Phần nước từ quá trình ép bùn sẽ được đưa trở lại hố thu gom, phần bùn sau khi tách một phần nước được đưa qua máy ép bùn. Phần bùn sau khi ép được đưa đến bãi rác để được chôn lấp.

Quý khách hàng muốn hiểu rõ hơn về công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm, liên hệ chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI

Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 0917932785 Ms Hương

Web: www.congtyxulynuoc.com

Emailmoitruongviet.envi@gmail.com

Việt Envi trao niềm tin – trao chất lượng!

One thought on “XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

  1. Pingback: Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm | congtyxulynuoc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *