Xử lý nước thải sản xuất bánh kẹo

xử lý nước thải bánh kẹo

Tổng quan về ngành bánh kẹo:

Bánh kẹo là loại thực phẩm được yêu thích của mọi lứa tuổi, nó góp phần thỏa mãn nhu cầu ăn uống của con người. Để đáp ứng nhu cầu đó ngày càng có nhiều mặt hàng, chủng loại bánh kẹo xuất hiện trên thị trường. Cùng với sự phát triển của ngành kéo theo việc phải xử lý nước thải trong quá trình sản xuất sản sinh ra.

Nguồn gốc phát sinh ra nước thải sản xuất bánh kẹo

xử lý nước thải sản xuất bánh kẹo
xử lý nước thải sản xuất bánh kẹo

Trong quá trình sản xuất ra bánh kẹo đã phát sinh nước thải từ các công đoạn sau: sơ chế nguyên liệu, rửa dụng cụ máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng.

Thành phần có trong nước thải sản xuất bánh kẹo:

Nồng độ và thành phần có trong nước thải sản xuất bánh kẹo đặc trưng được thể hiện trong bảng dưới đây như sau:

 

Từ bảng trên cho thấy, nồng độ các thành phần ô nhiễm đều vượt rất cao so với mức cho phép của quy chuẩn Việt Nam 40:2011/BTNMT. Do đó, nếu nước thải sản xuất bánh kẹo thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý thì gây tác hại rất lớn đến môi trường, hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh kẹo:

Đối với nước thải sản xuất bánh kẹo, Công ty xử lý nước gửi đến các bạn công nghệ xử lý như hình sau:

 

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải như sau:

Nước thải sinh hoạt và sản xuất trong nhà máy được dẫn từ nơi phát sinh đến hố thu gom nhờ hệ thống kênh dẫn nước thải. Trên kênh dẫn được bố trí song chắn rác nhằm loại bỏ những vật thể có kích thước lớn như: chai lọ, túi nilon, giẻ lau,… làm nghẹt hệ thống, cản trở hoạt động của thiết bị máy bơm, cánh khuấy dẫn đến hư hỏng.

Nước được thu gom vào bể thu gom, tại đây kết hợp với việc tách dầu mỡ theo cơ chế dầu mỡ nhẹ hơn nước nên dầu mỡ nổi lên phía trên, trên mặt bể có lắp thanh gạt, thanh gạt này di chuyển với vận tốc thích hợp để nâng cao hiệu quả gạt mỡ ra khỏi nước thải. Dầu mỡ sau khi được thu gom sẽ được xử lý theo hình thức chôn lấp.

Nước thải sau khi được loại bỏ dầu mỡ sẽ được dẫn đến bể điều hòa. Trước bể điều hòa có lắp thiết bị lọc rác tinh để loại bỏ các vật thể có kích thước nhỏ hơn. Do nồng độ và lưu lượng nước thải không ổn định trong ngày nên nước thải vào bể điều hòa được châm hóa chất làm ổn định pH, trong bể có lắp cánh khuấy hòa trộn đều nước thải tránh tình trạng tù túng xuất hiện vùng yếm khí trong bể. Việc ổn định pH rất quan trọng trong công nghệ xử lý nước thải có dùng phương pháp sinh học vì pH ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng xử lý nước của hệ vi sinh vật.

Nước thải từ bể điều hòa sang bể UASB. Nước thải được cho đi từ dưới lên trên qua lớp bùn dày đặc. Tại đây, nước thải được tiếp xúc với các vi sinh vật, các chất ô nhiễm sẽ trở thành thức ăn cho các vi sinh vật kỵ khí, nhờ vậy nước thải được loại bỏ dần chất ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ. Lớp bùn sẽ được thải bỏ một lượng theo định kỳ, một phần sẽ được hoàn lưu lại bể.

Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp kỵ khí sẽ được cho qua bể trung gian để tránh sốc cho hệ vi sinh vật. Trong bể bố trí hệ thống cánh khuấy quay với tốc độ thích hợp để trộn đều nước thải.

Tiếp theo, nước thải được cho bể bùn hoạt tính kết hợp với màng lọc MBR. Trong bể được bố trí hệ thống thổi khí cung cấp cho vi sinh vật hiếu khí phát triển và loại bỏ chất ô nhiễm, lúc này vi sinh vật ăn chất ô nhiễm để tạo ra sinh khối. Sinh khối này được giữ lại ngoài màng MBR còn nước thải sau qua xử lý sẽ được thải ra ngoài môi trường. Phần sinh khối (bùn) sẽ được thu gom đến máy ép bùn, một phần sẽ được tuần hoàn lại bể để tiếp tục nhiệm vụ xử lý nước.

Bùn được thu gom về máy ép bùn, tại đây sẽ loại bỏ nước trong bùn, chỉ còn bùn cô đặc đem đi chôn lấp. Nước rỉ bùn sẽ được thu gom đưa về bể điều hòa để xử lý.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *