X

PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Bảo vệ môi trường

Trong 5 năm trở lại đây, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn, nhiều nghị định, thông tư được ban hành. Trong quá trình sản xuất đa số các Cơ sở đều phát sinh nước thải, nên việc đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp là rất cần thiết. Để việc thực hiện một cách nghiêm, nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2016 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2017, thay thế cho Nghị định 25/2013/NĐ-CP ban hành ngày 29 tháng 3 năm 2013.

Phí bảo vệ môi trường

Công ty tư vấn môi trường xử lý nước xin tóm lược một số nội dung chính của Nghị định 154/2016/NĐ-CP.

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính bằng công thức:

F = f + C

Trong đó:

F là mức phí phải nộp

f: là mức phí cố định 1.500.000VNĐ/ năm

C là phí biến đổi phụ thuộc vào tổng lượng nước thải ra. Mức phí phải đóng của từng thông số trong nước thải sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

 

  • Trường hợp lượng nước thải trung bình năm dưới 20m3/ ngày đêm, số phí cố định phải đóng là:

f=1.500.000VNĐ.

  • Trường hợp lượng nước thải trung bình năm lớn hơn hoặc bằng 20m3/ ngày đêm, số phí phải đóng:

Fq = (f/4) + Cq

Trong đó:

Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng);

f = 1.500.000 đồng;

Cq là số phí biến đổi phải nộp trong quý.

Số phí biến đổi (C) được tính theo công thức:

 

  • Lượng nước thải ra được xác định dựa vào: đồng hồ đo lượng nước thải, lượng nước thải ra được xác định căn cứ vào số đo trên đồng hồ. Khi những cơ sở phát sinh nước thải nhưng không sử dụng đồng hồ đo lưu lượng nước thải thì sẽ phụ thuộc vào kết quả đo thực tế của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, thường được tính bằng 80% nước cấp sử dụng.

Xem thêm : TCVN VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

  • Hàm lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào kết qua trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước hoặc kết quả phân tích nước thải của đơn vị có chức năng quan trắc môi trường, thời gian không quá 12 tháng (từ thời điểm lấy mẫu tới thời gian khai báo nộp phí).

Những trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:

  1. Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường dưới bất kỳ hình thức nào (chất rắn, chất lỏng, chất khí);
  2. Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;
  3. Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế – xã hội;
  4. Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
  5. Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng;
  6. Nước mưa tự nhiên chảy tràn (trừ diện tích thuộc khu vực nhà máy hóa chất);
  7. Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy, hải sản của ngư dân;
  8. Nước thải sinh hoạt tập trung do đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước tiếp nhận và đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định xả thải ra môi trường.

Đơn vị có quyền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

  • Sở tài nguyên và môi trường Tỉnh, thành phố: thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
  • Đơn vị cung cấp nước sạch: thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
  • Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khai thác nước để sử dụng.

Để hiểu chi tiết, Quý Khách hàng có thể xem thêm tại Nghị định 154/2016/NĐ-CP.

 

phanducdung: