X

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC NGỌT

Sản xuất nước ngọt tại việt nam

Có thể thấy, trong những năm gần đây, nhu cầu của con người ngay càng tăng, đặc biệt là trong ngành thực phẩm. Các công ty sản xuất trong thức ăn, nước uống ra đời hoàng loạt, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nước ngọt. Điển hình phải kể đến các công ty lớn như Coca-cola, Pepsi, Tân Hiệp Phát…Và một điều tất yếu, khi những công ty sản xuất nước ngọt ra đời thì nhu cầu xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nước ngọt cũng cần được đầu tư. Việc xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nước ngọt không chỉ đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường mà còn góp phần  vào việc phát triển kinh tế của công ty.

Trong điều kiện khí hậu trái đất đang ngày càng nóng lên như vậy, nhu cầu về nước ngọt của người tiêu dùng sẽ ngày càng tăng cao. Đây sẽ là tiền đề thúc đẩy các công ty, nhà mày sản xuất nước ngọt ra đời. Nhưng sản xuất như thế nào mới là thành công và hiệu quả nhất? Đó là cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất, mang lại lợi nhuận và bảo vệ môi trường tốt nhất.

Các nguồn phát sinh nước thải từ nhà máy sản xuất nước ngọt.

Nhìn chung, xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nước ngọt cũng chính là xử lý nước thải công nghiệp, bao gồm hai loại nước thải sau:

  • Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động ăn uống, vệ sinh của công nhân viên trong nhà máy: Nước thải này có nồng độ BOD, Nito, Phospho…cao, ngoài ra một thành phần đáng quan tâm nữa trong nước thải sinh hoạt là vi sinh vật và vi khuân gây bệnh. Trong trường hợp nhà máy có căng -tin, có phát sinh hoạt động nấu nướng ta cần chú ý đến chỉ tiêu dầu mỡ có trong nước thải
  • Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất như nước phát sinh từ quá trình sơ chế, chế biến nguyên liệu, nước thải vệ sinh các máy móc, thiết bị, sàn nhà…nước thải từ quá trình thải bỏ các sản phẩm không đạt vệ sinh, kém chất lượng…, nước thải phát sinh từ lò hơi, hệ thống lạnh…

Có thể phân loại nước ngọt theo 02 nhóm sau:

  • Nước ngọt có ga gồm: Coca-cola, Pepsi, number one…
  • Nước ngọt không có ga gồm: ước ép trái cây, trà xanh, nước yến, cà phê lon, các loại sữ trái cây…

Tính chất và thành phần nước thải sản xuất nước ngọt

Để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nước ngọt hiệu quả nhất, ta cần nắm rõ được tính chất và thành phần nước thải. Do đặc trưng của ngành sản xuất nước ngọt là lượng nước đi vào phần lớn sản phẩm, nên lượng nước thải phát sinh ít, chủ yếu là nước thải sinh hoạt và vệ sinh máy móc. Thành phần chủ yếu của nước thải sản xuất nước ngọt là các chất hữu cơ dễ phân hủy như BOD, COD, TSS…và các chất dinh dưỡng N,P…

Tính chất nước thải ngành nước giải khát ở việt nam và nước ngoài

 

Có thể thấy trong thành phần nước thải cho nhà máy sản xuất nước ngọt, Chỉ tiêu BOD và COD có nồng độ rất cao, trên 1000 mg/l, sau đó là chỉ tiêu TSS và Tổng N, tổng P.

Tại sao cần xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nước ngọt?

Thứ Nhất, như đã phân tích ở trên, nước thải từ nhà máy sản xuất nước ngọt có chứa nồng độ các chất hữu  dễ phân hủy rất cao. Do đó, nếu để nước thải này trong thời gian dài, tạo điều kiện cho vi sinh vật yếm khí phát triển, gây ra mùi hôi rất khó chịụ, thu hút các loại côn trùng gây bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân viên, dẫn đến thiệt hại về kinh tế. Chưa kể, vấn đề này còn gây mất mĩ quan trong khuôn viên công ty.

Thứ hai, nếu thải trực tiếp nước thải sản xuất nước ngọt ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại về đời sống và kinh tế của người dân địa phương. Khi đó, thiệt hại sẽ lớn hơn rất là nhiều.

Thứ ba, việc xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nước ngọt thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế bền vững.

Công nghệ xử lý nước thải từ nhà máy sản xuất nước ngọt

Từ phân tích ở trên, có thể thấy nước thải này phù hợp với công nghệ xử lý sinh học. Sơ đồ công nghệ được trình bày như sau:

 

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nước ngọt

Sơ đồ này kết hợp cả phương pháp xử lý sinh học hiếu khí và sinh học kị khí.

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải.

Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được gom chung cho vào hầm tiếp nhận (hố thu), trước hầm tiếp nhận có đặt song chắn rác. Mục đích của song chắn rác loại bỏ rác thô từ nước thải (bao bì, lá cây, chai nhựa…) để tránh làm hư hỏng các thiết bị công trình phía sau.

Nước từ hầm tiếp nhận được bơm qua bể điều hòa. Trước bể điều hòa , có đặt song chắn rác tinh, loại bỏ các rác có kích thước nhỏ hơn. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo điều kiện làm việc ổn định cho các công trình phía sau. Tại bể điều hòa có gắn hệ thống sục khí nhằm tạo điều kiện hiếu khí, tránh phát sinh mùi hôi trong quá trình xử lý.

Từ bể điều hòa, nước được bơm qua bể trung hòa, tại đây có châm thêm hóa chất thích hợp nhằm tạo ra pH thích hợp cho quá trình xử lý sinh học kỵ khí. Trong bể trung hòa, có lắp đặt bộ khuấy trọn nhằm trọn đều hóa chất với nước thải.

Nước từ bể trung hòa được bơm qua bể sinh học kị khí UASB. Nguyên tắc hoạt động của bể UASB là dòng nước chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên, đi qua các lớp đệm bùn gồm các sinh khối được hình thành dưới dạng hạt lớn, nhỏ…Ưu điêm của bể UASB là xử lý được nồng độ COD và BOD cao, Chịu được tải trọng gấp 10 lần so với bể aerotank. Ngoài ra bể UASB còn xử lý được các chất độc hại, chất hữu cơ khó phân hủy…

Nước sau bể UASB sau đó chảy qua bể Aerotank. Trong bể có lắp đặt hệ thống cấp khí, thường là đĩa thổi khí hoặc hệ thống ống đục lỗ. Việc cấp khí nhằm cung cấp lượng oxi liện tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Dưới tác dụng của hệ thống cấp khí, vi sinh vật chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan và không tan trong nước thải thành sinh khối của mình, đây chính là bùn hoạt tính. Nước thải từ bể sinh học hiếu khí sau đó sẽ chảy qua bể lắng sinh học. Tại đây, các bông bùn dưới tác dụng của trọng lực sẽ lắng xuống dưới đáy, phần nước sạch nổi ở phía trên theo máng thu và được đưa qua bồn lọc áp lực. Tại bể lắng sinh học, một phần bùn sẽ được tuần hoàn lại bể aerotank, phần bùn dư còn lại được bơm sang bể chứa bùn và xử lý

Bồn lọc áp lưc có nhiệm vụ loại bỏ các chất lơ lửng còn sót lại trong nước thải. Vật liệu lọc thường dùng là cát, sỏi. Nước sau xử lý sinh học còn chứa nhiều vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh, do đó cần phải có công đoạn khử trùng trước khi thải ra ngoài nguồn tiếp nhận. Hóa chất thường dùng là nước Giaven, Clorin…

Tùy theo nguồn tiếp nhận mà ta có thể điều chỉnh công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nươc ngọt cho phù hợp, vừa chi phí đầu tư thấp mà vẫn đảm bảo hiệu quả xử lý của hệ thống. Với công nghệ xử lý nêu trên, nước thải đầu ra đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT đối với nguồn tiếp nhận là kênh rạch, sông suối, ao hồ…

Chúng tôi – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Việt Envi chuyên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, luôn cập nhật những công nghệ xử lý hiện đại nhất, hiểu rõ mong muốn, nhu cầu của Quý khách hàng, sẽ mang đến cho bạn những hệ thống hiệu quả và chi phí hơp lý nhất. Một số khách hàng tiêu biểu của Việt Envi như:

  • Công ty TNNH MTV bò sữa Việt Nam (Vinamilk)
  • Công ty TNHH Rolls – Royce Việt Nam
  • Công ty bao bì Lâm Hưng
  • Công ty LS Vina…

Chúng tôi chuyên xử lý nước thải ngành thực phẩm, nước thải xi mạ, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp….Quý khách hàng quan tâm và cần được tư vấn chi tiết hơn về xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nước ngọt, liên hệ Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Việt Envi theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI

Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 0917932785 Ms Hương

Web: www.congtyxulynuoc.com

Emailmoitruongviet.envi@gmail.com

Việt Envi trao niềm tin – trao chất lượng!

 

 

 

 

 

phanducdung: