Xử lý nước thải khu công nghiệp, cụm công nghiệp giải pháp tối ưu để bảo vệ môi trường. Theo pháp luật hiện nay, nước ta đang ngày càng chú trọng hơn trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên thì nước ta vẫn là một nước đang trong quá trình phát triển. Vì vậy việc bảo vệ môi trường cần được giám sát chặt chẽ hơn. sau đây sẽ là một số thông tin lấy từ báo đại đoàn kết và quy trình sơ lược về xử lý nước thải các khu công nhiệp.
Năm 2016 theo thông tin từ Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường), tính đến tháng 10 năm 2016, cả nước mới chỉ có 212 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đạt tỷ lệ là 75% với 102 hệ thống đã được lắp đặt các thiết bị quan trắc nước thải tự động theo đúng quy định; 19 KCN đang trong giai đoạn xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; Có 615 cụm công nghiệp đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng hơn 5% cụm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Bất cập trong xả thải khu công nghiệp
Trên thực tế việc quy hoạch các KCN hiện nay phân bố không đều và chưa có tầm nhìn chung cho toàn bộ đất nước. Ví dụ, riêng tại khu vực Đông Nam Bộ đã có 95 KCN đang hoạt động, chiếm 33% tổng số KCN đang hoạt động trên cả nước; gây ra áp lực môi trường cực lớn cho khu vực này, đặc biệt là đối với lưu vực sông Đồng Nai, Thị Vải.
Hoạt động của các hệ thống xử lý nước thải tập trung tại một số KCN không thật sự hiệu quả do chủ đầu tư không tính hết tiến độ thu hút đầu tư, dẫn đến lưu lượng nước thải thu gom quá ít, không đủ để vận hành thường xuỵên hệ thống xử lý nước thải. Bên cạnh đó, một số KCN không thực hiện vận hành hệ thống xử lý nước thải do các cơ sở không thực hiện việc đấu nối.
Việc đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động tại các KCN còn nhiều hạn chế, không theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Tính đến hiện nay mới chỉ có 102 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động (chỉ chiếm tỷ lệ 48%).
Hầu hết thì các KCN vẫn chưa lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Vị trí của các cơ sở nằm trong các KCN được sắp xếp mà chưa tính đến các yếu tố phòng ngừa và ứng phó khi sự cố môi trường.
Ở nhiều nơi, vẫn tồn tại tình trạng các cơ sở sản xuất hoặc sử dụng các hóa chất nguy hại với khối lượng lớn nằm cạnh các cơ sở khác có số lượng lớn công nhân viên làm việc ví dụ như: may mặc, da giày,… dẫn đến các nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sự cố xảy ra mà không có biện pháp ứng phó.
Một số KCN tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung thì được đầu tư hoàn toàn từ ngân sách nhà nước nguồn vốn rất hạn chế, trong khi các công tác xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế tham gia để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN ở các tỉnh có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức.
Tìm hiểu thêm về xử lý nước thải Công Nghiệp truy cập tại đây
Giải pháp phải đồng bộ và các biện pháp cứng rắn
Sắp tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung thực hiện công việc rà soát, đánh giá lại tổng thể các tác động môi trường đối với các dự án thành lập mới hoặc mở rộng các KCN.
Chỉ cho phép các KCN xây dựng mới được phép đi vào hoạt động sau khi đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường.
Nghiêm cấm không cho phép thu hút các dự án đầu tư vào KCN hoặc thực hiện thủ tục mở rộng tại các KCN đã đi vào hoạt động nhưng chưa thực hiện hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
Yêu cầu các KCN đã đi vào hoạt động phải nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, phaỉ tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, CCN trong việc đảm bảo xây dựng và vận hành kịp thời .hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KKT, KCN, CCN; giám sát chặt chẽ việc thu hút đầu .tư của các ngành nghề phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thiết kể, thi công và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường KKT, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đặc biệt, cần thiết phải xây dựng được một cơ chế tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác. giám sát hoạt động bảo vệ môi trường tại các KCN.
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
Nước thải phát.sinh từ các nhà máy trong khu công nghiệp theo mạng lưới thoát .nước chảy vào hố thu của trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống .đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có .kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được .bơm lên bể điều hòa. Trước bể điều hòa đặt lưới lọc rác tinh (kích thước lưới 1 mm) để loại bỏ rác có kích thước nhỏ hơn làm giảm SS 15%, sau đó nước thải tự chảy xuống . bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, hệ thống .phân phối khí sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải . đầu vào. Nước thải từ bể điều hòa .được bơm sang bể phản ứng. Tại bể phản ứng, hóa chất keo tụ sẽ được châm vào bể với liều lượng nhất định và được . kiểm soát chặt chẽ bằng bơm định lượng hóa chất. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, hóa chất keo tụ được hòa trộn nhanh . và đều vào trong nước thải. Hỗn hợp nước thải này sẽ tự động chảy qua bể keo tụ tạo bông.
Dưới tác dụng của chất trợ keo tụ và hệ thống . motor cánh khuấy. tốc độ chậm, các bông cặn li ti sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn .có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Hỗn hợp nước và bông .cặn ở bể keo tụ tạo bông tự chảy sang bể lắng. Bùn trong hỗn hợp. nước thải được giữ lại ở đáy bể lắng. Phần bùn này được bơm qua bể chứa bùn, phần nước sau khi .tách bùn sẽ chảy về bể trung gian, sau đó được bơm vào bể SBR. Tại đây, VSV được cung cấp oxy sẽ sử dụng chất hữu cơ cho quá trình tăng trưởng. SBR là bể kết hợp giữa .bể hiếu khí và bể lắng nên không cần hoàn lưu bùn.
Nước trong thu .được sau xử lý ở bể SBR được bơm sang qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano . dạng khô để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải. Nước sau khi qua bể nano .dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.
Bùn ở bể chứa bùn được . được bơm qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước, giảm khối . tích bùn. Bùn khô được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chứa bùn, không .khí được cung cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do. sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ có trong nước thải.
Trên đây là sơ lược về một quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp, để áp dụng với từng đặc trưng của các khu công nghiệp khác nhau, quý khách có nhu cầu xin liên hệ về:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI
Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 0917 952 786 Minh Trọng
Email: moitruongviet.envi@gmail.com
View Comments (2)
Thanks, great article.
thanks