Cao su được du nhập vào Việt Nam năm 1897. Hiện nay, cao su là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Với tốc độ trồng cao su của người dân tăng nhanh chóng nên các công ty chế biến cao su cũng được mở ra rất nhiều như: Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam VRG,….Do đó, xử lý nước thải cao su là mối quan tâm hàng đầu của công ty sản xuất. Công ty Môi Trường Việt Envi xin đưa ra phương pháp xử lý nước thải cao su với hiệu suất xử lý cao, đáp ứng nhu cầu của Quý khách hàng.
Xem thêm một số công nghệ xử lý nước thải của Công Ty Môi Trường Việt Envi:
Công nghệ chế biến mủ cao su và đặc điểm của nước thải cao su phát sinh?
Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng phổ biến ba công nghệ chế biến mủ cao su như sau:
-Chế biến cao su bằng phương pháp mủ ly tâm
-Chế biến cao su bằng phương pháp mủ cốm
-Chế biến cao su bằng phương pháp mủ tạp.
Quá trình chế biến cao su sử dụng rất nhiều nước và nước thải cao su phát sinh trong quá trình sản xuất thường chứa nồng độ các chất ô nhiễm rất cao như: protein, acid acetic, đường,….
Để xử lý nước thải cao su cần hiểu rõ thành phần và tính chất của nước thải
Nước thải phát sinh từ hai nguồn chính là nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất
Nước thải sinh hoạt từ hoạt động thường ngày của công nhân viên như: rửa tay, vệ sinh cá nhân, tắm giặt,….
Nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình chế biến cao su như: công đoạn sấy trộn, công đoạn làm đông, gia công cơ học và nước thải phát sinh từ quá trình rửa thiết bị, máy móc hoặc vệ sinh nhà xưởng.
Nước thải cao su phát sinh từ phương pháp chế biến khác nhau thì có đặc điểm khác nhau như:
-Chế biến cao su bằng phương pháp mủ ly tâm thì nước thải cao su thường độ pH, BOD, COD rất cao
-Chế biến cao su bằng phương pháp mủ cốm thì nước thải cao su thường pH rất thấp, nhưng BOD, COD, SS lại rất cao
-Chế biến cao su bằng phương pháp mủ tạp thì nước thải cao su thường có độ pH ở ngưỡng 5-6, nhưng chỉ tiêu BOD, COD thấp hơn so với nước thải cao su phát sinh từ phương pháp mủ cốm (mủ nước)
Xử lý nước thải cao su hiệu quả cần hiểu rõ độ pH có trong nước thải giao động trong khoảng 4,2 – 5,2 vì xài acid để làm đông tụ cao su; có lúc pH lại rất cao khoảng 9-11 nếu nước thải cao su phát sinh từ phương pháp mủ ly tâm.
Cao su tồn tại trong nước dưới dạng huyền phù và nồng độ cực cao. Ngoài ra, nước thải cao su phát sinh trong quá trình sản xuất từ khu vực bồn rửa, lúc rửa các chén mỡ, nước tách mủ ly tâm và trong giai đoạn đánh đông.
Nước thải cao su còn chứa lượng lớn protein hòa tan, axit fomic và N-NH3 và hàm lượng COD trong nước thải cũng rất cao (15000mg/l).
Đặc trưng của nước thải cao su là phát sinh mùi hôi. Mùi hôi phát sinh do quá trình phân hủy protein trong môi trường axit, làm phát sinh thêm nhiều loại khí khác nhau như CH4, H2S,… Nên việc xử lý nươc thải cao su là rất đươc quan tâm, chú trọng.
Tác hại của nước thải cao su tới môi trường
Thời gian lưu nước thải cao su từ 2-3 ngày sẽ xảy ra quá trình phân hủy protein trong môi trường axit làm phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân xung quanh cũng như chính bản thân công nhân làm việc tại nhà máy, và ảnh hưởng tới chất lượng nước sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất nếu nước thải cao su không được xử lý mà xả ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải cao su chưa qua xử lý thường có chứa nồng độ ô nhiễm rất cao sẽ làm chết hoặc làm chậm quá trình phát triển của động vật dưới nước, ảnh hưởng tới hệ thực vật trong nước.
Nồng độ Nitơ và photpho trong nước thải cao su trước xử lý thường rất cao: nitơ: 1000, photpho:400mg/lit dễ dẫn tới hiện tượng phú dưỡng hóa, ảnh hưởng tới sự sống của rong, rêu, tảo có trong nước nếu kéo dài sẽ dẫn tới mất cân bằng sinh học
Quy trình công nghệ xử lý nước thải cao su
Hiểu thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải cao su, Công ty Môi Trường Việt Envi xin đưa ra công nghệ xử lý nước thải cao su như sau:
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải cao su:
Nước thải phát sinh tại nhà máy (gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất) theo mương dẫn được tập trung tại bể thu gom, để loại bỏ rác có kích thước lớn như: lá cây, mảnh túi nilon,…ở đây có lắp thêm thiết bị chắn rác. Sau đó, nước thải cao su được đưa tới bể gạt mủ, để loại bỏ mủ có kích thước lớn có trong nước thải, mủ này sẽ được đưa đi tái chế. Tiếp đó, nước thải được bơm tới bể keo tụ, ở bể keo tụ có châm thêm phèn với liều lượng nhất định và được kiểm soát bằng bơm định lượng hóa chất. Kế tiếp, nước thải cao su được bơm tới bể tạo bông, với sự hoạt động liên tục của thiết bị khuấy trộn và được châm thêm PAC giúp quá trình keo tụ, tạo bông xảy ra nhanh hơn, các bông li ti trong nước thải được chuyển động, di chuyển, va chạm vào nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn hơn, nổi trên bề mặt nước thải. Tạo điều kiện thuân lợi cho quá trình lắng xảy ra ở bể lắng.
Nước thải (gồm hỗn hợp nước và bông cặn) ở bể keo tụ tạo bông được chuyển sang bể lắng sơ cấp. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng và được xả vào bể chứa bùn, nước sau xử lý tại bể tự chảy sang bể UASB. Ở đây, xảy ra quá trình xử lý sinh học kị khí. Do không sử dụng oxy, nên bể kị khí có khả năng tiếp nhận nước thải với nồng độ rất cao.
Nước thải cao su có nồng độ rất cao sẽ tiếp xúc với lớp bùn kị khí, toàn bộ quá trình sinh hóa sẽ diễn ra trong lớp bùn này. Bao gồm các quá trình như: Quá trình thủy phân, phản ứng acid hóa, acetate hóa và làm phát sinh khí methane và một số sản phẩm khác. Mặc dù đã được đưa qua bể kị khí nhưng nồng độ các chất hữu cơ, và các chất khác vẫn còn rất cao so vói giới hạn tiếp nhận của pháp luật cho phép.
Sau đó nước thải được đưa tới bể Aerotank, đây là bể bùn hoạt tính hiếu khí kết hợp khử nitơ, xử lý tổng hợp các chất ô nhiễm có trong nước thải như: BOD, nitrat, …khử trùng nước thải nhưng không xử dụng hóa chất.
Việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp không những tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, nên không cần phải thêm lượng cacbon từ ngoài, tiết kiệm được tới 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-, còn giúp giảm diện tích đất sử dung.
Nồng độ bùn trong bể xử lý nước thải cao su càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng và hiệu suất xử lý của bể càng lớn. Sau quá trình xử lý nước thải tại bể aerotank nước thải tự chảy qua bể lắng 2.
Hiệu suất xử lý của bể lắng 2 được tăng cường đáng kể do sử dụng tấm lắng lamella (nên thường gọi là bể lắng lamella), thường bể lắng lamella được chia làm ba vùng căn bản:
+Vùng phân phố nước
+Vùng lắng
+Vùng tập trung và chứa cặn
Nước và bông cặn chuyển động không ngừng và được đưa về vùng lắng của bể là hệ thống tấm lắng lamella, với nhiều lớp mỏng được sắp xếp theo một trình tự và khoảng cách nhất định. Khi hỗn hợp nước và bông cặn đi qua hệ thống này, các bông bùn va chạm nhau, tạo thành các bông bùn có kích thước lớn hơn rất nhiều. Các bông bùn trượt cùng các tấm lamella và được tập hợp tại vùng chứa cặn của bể lắng. Nước sạch được đưa về nguồn tiếp nhận, còn bùn vi sinh và nước thải được đưa về bể aerotank để xử lý tiếp, bùn thải được nén lại bằng máy ép bùn, lượng bùn này sau sẽ được chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý như rác thải nguy hại. Nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép của QCVN 01:2015/BTNMT (Quy chuẩn nước thải cao su)
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải cao su:
-Xử lý nước thải cao su đầu ra đạt giới hạn tiếp nhận theo quy định của pháp luật QCVN 01:2015/BTNMT (Quy chuẩn nước thải cao su)
-Vận hành đơn giản, sử dụng ít hóa chất, tiết kiệm chi phí cho Doanh nghiệp
-Dễ lắp đặt, dễ bảo trì, tốn ít chi phí nhân công
-Sử dụng hệ thống xử lý hóa lý trước khi vào hệ thống xử lý sinh học, giúp tránh sốc tải
-Linh động trong cơ chế vận hành, giúp đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải một cách an toàn và tiết kiệm chi phí tối đa.
-Hiệu suất xử lý cao đối với nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm cao (như BOD, COD,….)
Để hiểu rõ hơn công nghệ xử lý nước thải cao su, Quý khách hàng hãy liên hệ tới Công ty Môi Trường Việt Envi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI
Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh
HP: 0917.932.786: Ms. Hương
Email: moitruongviet.envi@gmail.com
Website: congtyxulynuoc.com