Với thời đại con người phát triển, nhiều khu công nghiệp đô thị mọc lên đồng thời lượng nước thải thải ra môi trường một còn nhiều. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng với nguồn nước tự nhiên. Nhằm để quản lý nghiêm ngặt vấn đề trên ngày 30 tháng 5 năm 2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quy định xin giấy phép xả nước thải tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.
Giấy phép quy định xả nước thải vào nguồn nước là gì?
Giấy phép xả nước thải là một loại giấy phép tài nguyên nước do nhà nước cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở nuôi trồng thủy sản trước khi đi vào hoạt động. Nội dung giấy phép là các yêu cầu về việc xả nước thải nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp hay những cá nhân khác liên quan khác, nhằm mục đích tránh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân
” Các bạn có thể xem thêm những bài viết về xử lý nước thải ngay tại đây“
Đối tượng xin giấy phép xã nước vào nguồn?
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ (khu công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng, khu đô thị, tòa nhà văn phòng, trung tâm y tế, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, hay các khu vui chơi giải trí… và có xả nước thải vào nguồn nước với công suất >= 5 m3/ngày đêm.)
Nội dung và thời hạn của giấy phép xã nước vào nguồn như thế nào?
- Nguồn nước được tiếp nhận nước thải là sông sối ao hồ hay là cống thoát nước thành phố: cần ghi rõ giấy phép chỉ rõ tên, vị trí hành chính (thôn, ấp/tổ, khu phố; xã/phường, thị trấn; huyện/quận, thị xã, thành phố; tỉnh/thành phố) của sông, suối, kênh, rạch, vùng biển, hồ, đầm, ao nơi nước thải được thải ra của cơ sở được cấp phép được phép xả vào.
- Vị trí xả nước thải: giấy phép nêu rõ vị trí hành chính và vị trí địa lý khu vực xả nước thải (vị trí tọa độ xả nước thải theo hệ tọa độ VN 2000).
- Phương thức xả nước thải: giấy phép yêu cầu cơ sở được cấp phép phải xả thải vào hệ thống dẫn nước thải sau khi đã xử lý cụ thể đến vị trí xả vào nguồn nước và phương thức xả tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước (là các động cơ bơm hay tự chảy, hoặc là xả ngầm, xả mặt, xả ven bờ, xả giữa dòng…).
- Các chế độ xả nước thải: Giấy phép quy định cơ sở được xả nước thải liên tục (24h/ngày đêm) hay gián đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay theo các thời điểm trong ngày.
- Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: giấy phép giới hạn quy mô xả tối đa của cơ sở được cấp phép trong 1 ngày đêm và 1 giờ.
- Chất lượng nước thải: Giấy phép ghi rõ Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải phải đạt, hệ số áp dụng; giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm chính có trong nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận.
- Thực hiện quan trắc nước thải và nước nguồn tiếp nhận giấy phép ghi rõ nội dung quan trắc mà cơ sở được cấp phép phải bảo đảm thực hiện, bao gồm: vị trí, lưu lượng nước thải, thông số quan trắc chất lượng nước thải và chất lượng nước nguồn tiếp nhận; tần suất quan trắc. Trong trường hợp yêu cầu quan trắc nước thải tự động thì ghi rõ vị trí, tọa độ đặt thiết bị quan trắc và thông số quan trắc.
Nếu bạn đang gặp vấn đề xả thải nguồn nước hay xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc quy định xả thải vào nguồn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline :
0917 952 786