X

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BÚN

Xử lý nước thải sản xuất bún

Công ty Việt Envi hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải sản xuất bún. Liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí các vấn đề môi trường cho doanh nghiệp. Hotline: 086265 5616

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng cao.Trong các thực phẩm được sử dụng hằng ngày, bún là một trong những thực phẩm phổ biến nhất. Đi dọc các tuyến đường tại các thành phố lớn, quán bún mọc lên san sát với rất nhiều loại. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất mọc lên ngày càng nhiều. Tuy nhiên, chỉ một số ít có lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún đạt tiêu chuẩn. Số còn lại lắp đặt chỉ mang tính đối phó, nhiều lúc không vận hành. Vẫn còn nhiều cơ sở chưa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún.

Các nguồn phát sinh nước thải sản xuất bún:

  • Nước thải sinh hoạt của công nhân viên tại cơ sở, nước thải chế biến thức ăn từ căng – tin,..
  • Nước rửa gạo,nước vo gạo có màu trắng đục. Nước thải này chứa nhiều tinh bột, vitamin, khoáng vi lượng, chất rắn lơ lửng…và chiếm 25 – 30% tổng lượng nước thải.
  • Nước rửa bún, làm nguội bún sau khi đùn, nước này thường có màu trắng đục, chứa nhiều tinh bột…
  • Nước vệ sinh máy xay bột, máy đùn, vải lọc bột, nước thải vệ sinh nền, sàn nhà…nước thải này chứa nhiều cát, tinh bột, chất rắn lơ lửng…

Thành phần và tính chất nước thải sản xuất bún:

 

Thành phần và tính chất nước thải sản xuất bún

Bảng trên phân tích nước thải sản xuất bún tại khoa môi trường thuộc trường đại học bách khoa. Kết quả chỉ ra rằng nước thải bị ô nhiễm nặng, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Ngoài ra, vi sinh vật gây bệnh có nồng độ rất cao. Kết quả được so sánh với QCVN 40:2011, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Tác động môi trường do ảnh hưởng của nước thải sản xuất bún:

Nước thải sản xuất bún thường có màu trắng đục, chứa nhiều tinh bột và chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Khi thải trực tiếp ra môi trường, nước thải sẽ làm cản trở quá trình lọc tự nhiên. Nước để lâu ngày, sẽ xảy ra quá trình phân hủy sinh học kỵ khí, gây mùi hôi hối. Các vi sinh vật ruồi, muỗi phát sinh ngày càng nhiều, tiềm ẩn  nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết, bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe dân cư khu vực xung quanh.

Phương pháp xử lý nước thải sản xuất bún

Do thành phần chủ yếu của nước thải sản bún là tinh bột, các chất hữu cơ dễ phân hủy nên Việt Envi xin giới thiệu đến bạn đọc phương pháp xử lý sinh học. Bản chất của phương pháo xử lý sinh học là quá trình phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất bún thông qua hoạt động của vi sinh vật . Để quá trình phân hủy đạt hiệu quả cao cần cung cấp dinh dưỡng, môi trường thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật.

Phương pháp xử lý sinh học được dùng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số thành phần ô nhiễm vô cơ khác như Nito, amoni, H2S…Phương pháp dựa trên hoạt động vi sinh vật, vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn và phát triển.

Phương pháp xử lý sinh học lại được chia thành 2 phương pháp:

Xử lý sinh học hiếu khí : Gồm có xử lý theo phương pháp sinh trưởng dính bám và sinh trưởng lơ lửng. Trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay, người ta thường áp dụng quá trình sinh học lơ lửng có sục khí. Công nghệ được ưa chuộng nhất là aerotank. Qúa trình xử lý sinh học hiếu khí trong nước gồm 3 giai đoạn, đó là oxy hóa các chất hữu cơ, tổng hợp tế bào mới và phân hủy nội bào. Các quá trình xử lý sinh học hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo.

Xử lý sinh học kỵ khí: Vi sinh học kị khí hoạt động trong điều kiện không có oxy thành khí Metan – CH4. Có nhiều nhóm vi khuẩn tham gia vào quá trình xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp sinh học kỵ kí tương ứng với các giai đoạn phân hủy như vi khuẩn thủy phân, vi khuẩn lên men acid, vi khuẩn axetic và cuối cùng là vi khuẩn metan. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kỵ khí bao gồm pH và nhiệt độ của nước thải, ảnh hưởng mạnh đến quá trình biến đổi sinh học của vi sinh vật và đặc tính nhiệt động học các phản ứng xảy ra trong môi trường kỵ khí. Ngoài ra, chất dinh dưỡng, độc tính của H2S, NH3…các kim loại nặng gây ức chế hoạt động của vi sinh vật kỵ khí

Một số ưu điểm của xử lý sinh học kị khí:

  • Do không có nhu cầu sử dụng oxy ==> tiết kiệm chi phí điện năng, thiết bị.
  • Quá trình kỵ khí tạo ra ít bùn hơn quá trình hiếu khí 3 – 20 lần, dễ loại bỏ, chi phí xử lý bùn ít tốn kém
  • Quá trình kỵ khí tạo ra một lượng lớn khí Metan, làm nhiên liệu đốt, có giá trị về kinh tế.
  • Có thể xử lý được nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ cao (BOD/COD<0,5), hoạt động dưới tải trọng cao..
  • vốn đầu tư không cao, diện tích đất sử dụng nhỏ hơn so với các công trình hiếu khí
  • Yêu cầu dinh dưỡng N, P thấp…

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún.

Công nghệ xử lý nước thải bún

Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất bún:

Nước thải sản xuất bún được thu gom về hầm biogas để xử lý đầu tiên.

Hầm ủ biogas xử lý các hợp chất hữu cơ nồng độ cao, giảm bớt áp lực cho công trình xử lý phía sau, thu hồi khí Biogas làm nhiên liệu đốt. Nước thải sau đó được đưa về bể điều hòa để điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải. Tại bể điều hòa có hệ thống sục khí,nhằm xáo trộn đều nước thải cũng như tránh tình trạng phân hủy kỵ khí diễn ra trong bể điều hòa. Nước thải sinh hoạt sau hầm tụ hoại cũng được dẫn về bể điều hòa trộn chung cùng với nước thải sản xuất bún để xử lý.

Nước sau bể điều hòa được dẫn vào bể sinh học thiếu khí để loại bỏ Nito nhờ quá trình khử Nitrate, bể thiếu khí hay còn gọi là anoxic còn có chức năng loại bỏ một phần COD và BOD. Tại bể anoxic có trang bị hệ thống khuấy trộn với tốc độ nhè, đảm bảo điều kiện tối ưu cho vi sinh vật tùy nghi phát triển. Nước thải sản xuất bún tiếp tục được cho qua bể sinh học hiếu khí aerotank.

Aerotank là công nghệ được dùng phổ biến trong xử lý hầu hết các loại nước thải. Được gọi là công nghệ truyền thống, nhưng tính đến nay công nghệ này vẫn được các kỹ sư lựa chọn và tin dùng nhất.

Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí, vi sinh tồn tại tại và sinh trưởng ở trạng thái lơ lửng. Qúa trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn vi sinh trong trạng thái được sục khí liên tục. Mục đích của việc sục khí là nhằm đảm bảo cung cấp oxy liên tục cho vi sinh vật hoạt động và đảm bảo bùn hoạt tính luôn ở trạng thái lơ lửng. Tuy nhiên, để tránh tính trạng sục khí quá mạnh làm vỡ các bông bùn, cần tính toán chính xác cường độ và lượng khí cấp vào hệ thống.

Sau đó, nước thải được đưa qua bể lắng sinh học. Qúa trình lắng xảy ra dưới tác dụng của trọng lực và chênh lệch tỷ trọng giữa bùn và nước thải. Phần bùn sinh học sẽ lắng xuống dưới đáy theo ống trung tâm. Phần nước sạch theo máng thu cho qua bể khử trùng.

Nếu nguồn tiếp nhận nước thải sản xuất bún là nguồn tự nhiên (sông, suối, ao, hồ…) thì yêu cầu chất lượng nước đầu ra đạt cột A. Khi đó, ta có thể xây dựng thêm bồn lọc áp lực để loại bỏ các chất lơ lửng, vi sinh vật kích thước nhỏ còn lại trong nước thải. Bể lọc áp lực có thể đặt sau công trình khử trùng nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng cũng như diện tích, do không cần thêm bể trung gian.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp sinh học

  • Xử lý hiệu quả các chất hữu cơ với nồng độ cao trong nước thải
  • Sự kết hợp giữa bể anoxic và aerotank giúp xử lý hiệu quả chỉ tiêu BOD, COD, Nito trong nước thải.
  • Tiết kiệm diện tích và chi phí xây dựng
  • vận hành đơn giản, ổn định
  • Không tốn chi phí hóa chất..

Chúng tôi chuyên xử lý nước thải ngành thực phẩm, nước thải xi mạ, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp….Quý khách hàng quan tâm và cần được tư vấn chi tiết hơn về xử lý nước thải sản xuất bún liên hệ Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Việt Envi theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI

Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 0919 952 786 Mr Trọng – 0917932785 Ms Hương

Web: www.congtyxulynuoc.com

Facebook: www.facebook.com/Công-ty-TNHH-Công-Nghệ-Môi-Trường-Việt-Envi

Email: moitruongviet.envi@gmail.com

Việt Envi trao niềm tin – trao chất lượng!

 

phanducdung: